HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐlỂM lý luận KINH TẾ CỦA CÁC TRƯỜNG PHÁI "ÇHU NGHĨA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 82 - 85)

KINH TẾ CỦA CÁC TRƯỜNG PHÁI "ÇHU NGHĨA Tự DO MÓI"

Những tư tưởng về tự do kinh doanh xuất hiện rất sớm trong lịch sử, được thể hiện trong các tác phẩm kinh tế của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển, bắt đầu từ William Petty. Trong các tác phẩm của mình, W.Petty coi nền kinh tế như một cơ thể sống, do những quy luật vật chất khách quan quyết định. Ơng nói: "Trong chính sách và trong kinh tế. cũng như trong y học. cần phải tính đến q trình của tự nhiên, khơng nên dùng những hành động cưỡng bức". Trong Thuyết về trật tự tự nhiên, F.Quesney khẳng định: Quyền sớ hữu là quyền tự nhiên cơ bản nhất; tự do cạnh tranh cũng là quyền tự nhiên và ông nêu khẩu hiệu “tự do hoạt động, tự do buôn bán". Ở đây ông đã gắn quy luật tự nhiên với vấn đề tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh.

Đến Adam Smith, trong tác phẩm “Nghiên cứu về nguyên nhân và bản chất sự giàu có của các dân tộc", với viẹc xây dựng “lý thuyết về bàn tay vơ hình”, khẳng định chính sách lự do kinh doanh là đúng đắn nhất và chi ra vai trò của Nhà nước như “người lính gác đêm" bảo vệ chế độ tư hữu và tự do kinh doanh, chống tội phạm hình sự và kẻ thù xâm lược từ bên ngồi, thì “chủ nghĩa tự do kinh tế" thực sự xuất hiện và trở thành tư tường thống trị trong các lý thuyết tư sản trước những năm 30 của thế kỷ XX.

Chủ nghĩa tự do kinh tế là các lý thuyết tư sản coi nền kinh tế TBCN là hệ thống hoạt động tự động, do các quy luật kinh tế khách quan tự phát điều tiết. Tư tướng cơ bản của nó là tự do kinh doanh, tự do tham gia thị trường, chống lại sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế.

Cuối thế kỷ XIX, đầu thê' kỷ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền ra đời và các tổ chức độc quyền trở thành phổ biến, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vận động trên hai nguyên tắc: cạnh tranh tự do và độc quyền. Khi nền kinh tê' TBCN lâm vào các cuộc khủng hoảng trầm trọng, thất nghiệp gia tăng... thì sự vận động của các quy luật thị trường bị biến dạng và cơ chế thị trường trở nên bất cập trước việc điều tiết một nền kinh tê' tích tụ tập trung tư bản cao. Hai trào lưu tư rường kinh tê' mới nảy sinh, đó là trường phái "tân cổ điển", nhữiig người muốn cải biến và hoàn thiện lý thuyết tự do kinh tê' cho phù hợp với thực tê' vận động của nền kinh tê' đã thay đổi; trường phái Keynes muốn phủ nhận vai trò của thị trường và nhấn mạnh vai trò kinh tê' của Nhà nước trong việc điều chỉnh các quá trình kinh tế. Cuối cùng, các học

thuyết kinh tế của J.M.Keynes đã thắng thế vì đã đưa ra được các giải pháp khả thi trong thực tiễn và giữ vị trí thống trị cho đến giữa năm 70 của thế kỷ XX.

Sự xuất hiện của CNTB độc quyền Nhà nước và lý thuyết của trường phái Keynes về “Chủ nghĩa tư bản được điều tiết” đã làm mất đi vai trò thống trị của chủ nghĩa tự do cũ. Vận dụng lý thuyết Keynes vào điều chỉnh nền kinh tế ớ các nước tư bản phát triển đã đem lại hiệu quả cao. Nhưng khi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển đến một trình độ nhất định, thì các giải pháp kinh tê' dựa trên lý thuyết Keynes khơng cịn hiệu quả. Học thuyết Keynes đã bộc lộ những nhược điểm và trở nên phiến diện, khơng cịn tác dụng để cứu chữa những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản như: khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát.

Trước bối cảnh đó, các nhà kinh tế tư sản đã tìm cách khơi phục lại tư tưởng kinh tế tự do có sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới. Từ đó “chủ nghĩa tự do kinh tế mới” ra đời.

Chủ nghĩa tự do mới là một trong các trào lưu tư tướng của kinh tế học tư sản hiện đại. Đặc trưng của lý thuyết này là kết hợp tất cả các quan điểm và phương pháp luận của các trường phái tự do cũ, trường phái trọng thương mới, trường phái Keynes mới để đưa ra lý thuyết kinh tê' của mìrih nhằm làm cơ sở lý thuyết cho việc điều tiết nền kinh tê' tư bản chủ nghĩa. Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa tự do mới là nền kinh tê' vận động theo cơ chê' thị trường nhưng có sự điều tiết của nhà nước ở một mức độ nhất định. Khẩu hiệu của họ là "thị trường nhiều hơn, Nhà nước can thiệp ít

hơn". Sự can thiệp của Nhà nước không được hạn chê' sự phát triển của thị trường mà phải tạo điều kiện cho thị trường vận động một cách bình thường.

Học thuyết kinh tế tự do mới phát triển ở nhiều nước với nhiều tên gọi khác nhau như: “chủ nghĩa tự do mới” ở Đức; “chủ nghĩa bảo thủ mới” ở Mỹ; “chủ nghĩa cá nhân mới” ở Anh ; “chủ nghĩa kinh tế” ở Áo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)