II. NHŨNG NỘI DUNG cơ BẢN CỦA HỌC THUYẾT CỦA J M KEYNES
a. Cơ sở chung
Từ sự nghiên cứu các khái niệm và làm rõ những mối liên hệ cơ sở có liên quan đến việc làm Keynes lập luận: Khi việc làm gia tăng sẽ làm tăng thu nhập, do đó sẽ làm tăng tiêu dùng. Song, do khuynh hướng tiêu dùng giới hạn giảm nên tiêu dùng tăng chậm hơn so với mức thu nhập ngược lại tiết kiệm lại tăng nhanh hơn. Điều này làm cho tiêu dùng giảm tương đối và vì vậy cũng làm giảm cầu có hiệu quả. Khi cầu có hiệu quả giám lại ảnh hưởng đến quy mô sản xuất và kéo theo sự giảm sút khối lượng việc làm.
Để giải quyết việc làm cần điều chỉnh sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng, cần phải tăng chi phí đầu tư, tăng tiêu dùng sản xuất. Đầu tư tăng, sản xuất được mở rộng, nhu cầu lao động tăng lên. Như vậy khối lượng đầu tư đóng vai trị quyết định đến quy mô việc làm. Khối lượng đầu tư phụ thuộc vào ý muốn đầu tư của nghiệp chủ hay phụ thuộc vào sự kích thích đầu tư tức là lợi nhuận. Các nghiệp chủ sẽ đầu tư cho tới khi hiệu quả giới hạn của tư bản giảm xuống bằng mức lãi suất.
Vậy nhưng trong nền kinh tế thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản mâu thuẫn ở chỗ: Muốn giải quyết việc làm thì phải tăng đầu tư, tức là phải tăng hiệu quả nhưng thực tế là khi đầu tư tăng thì hiệu quả giới hạn của tư bản giảm, cộng với lãi suất cho vay lại tương đối ổn định. Chính điều đó đã tạo ra giới hạn chật hẹp của các cuộc đầu tư mới và do đó ảnh hưởng tới việc làm.
Theo J. M. Keynes cơ chế thị trường tự nó khơng giải quyết được mâu thuẫn đó, bởi vậy để giải quyết tình trạng