II. NHŨNG NỘI DUNG cơ BẢN CỦA HỌC THUYẾT CỦA J M KEYNES
b. Các chính sách và công cụ kinh tê điểu tiết của nhà nước
qua các chính sách và cơng cụ kinh tê' vĩ mơ như đầu tư. tài chính, tín dụng, tiền tệ... nhằm tập trung giải quyết các mâu thuẫn như trì trệ, khủng hoảng và đặc biệt là thất nghiệp.
b. Các chính sách và cơng cụ kinh tê điểu tiết của nhà nước nhà nước
- Chính sách đầu tư
J. M. Keynes cho rằng đê’ thoát ra khỏi khủng hoảng và giải quyết việc làm, trước hết nhà nước phải có một chương trình đầu tư lớn. Có thể khái qt chương trình đầu tư của nhà nước theo hai nội dung chính.
Thứ nhất, nhà nước phải là người trực tiếp đầu tư, phải thông qua việc sử dụng ngân sách đầu tư đặc biệt vào các cơng trình cơng cộng nhằm thu hút việc làm.
Thứ hai, nhà nước phải thông qua các chính sách và cơng cụ khuyến khích tư nhân đầu tư như thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước, hệ thống mua của nhà nước, từ
ngân sách đế trợ cấp về tài chính, tín dụng tạo sự ổn định về lợi nhuận và đầu tư cho tư bản độc quyền.
Tóm lại. với chương trình đầu tư lớn của nhà nước để sử dụng số tư bản nhàn rỗi và lao động thất nghiệp. Số người được tuyển dụng mới khi nhận được thu nhập sẽ tham gia vào thị trường mua sắm hàng hố. Do đó sức cầu tăng lên, giá cả hàng hoá tăng lên, “hiệu quả” của tư bản tâng lại khuyên khích doanh nhân mớ rộng sản xuất, khủng hoảng và thất nghiệp được ngăn chặn.
- Sử dụng hệ thống tài chính - tín dụng, tiền tệ và thuế khố Trong hệ thống lý thuyết kinh tế của J. M. Keynes, vai trò' của cơng cụ tài chính - tín dụng, tiền tệ và thuế là vô cùng quan trọng. Đây là nhũng công cụ kinh tế vĩ mô điều tiết nền kinh tế có hiệu quả. Mục đích sử dụng các cơng cụ này nhàm:
Thứ nhất, thông qua việc sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng, tiền tệ để kích thích tính tích cực đầu tư của các nhà kinh doanh. Để đạt mục tiêu đó ơng chủ trương tăng thêm khối lượng tiền tệ vào lưu thông, thực hiện "lạm phát có kiểm sốt". Một mặt, tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thông để giảm lãi suất cho vay, khuyến khích doanh nhân mở rộng quy mơ vay vốn, mở rộng đầu tư tư bản. Mặt khác, khi khối lượng tiền tệ trong lưu thông tăng và lạm phát, giá cả hàng hoá tăng, doanh nhân sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn nếu chi phí chưa thay đổi. Vì vậy ông cho rằng lạm phát là biện pháp hữu hiệu để kích thích thị trường mà
khơng gây ra nguy hiểm. Tãng khối lượng tiềrt tệ vào lưu thông và lạm phát liên tiếp, nới rộng giới hạn cho các cuộc đầu tư tư bản mới.
Thứ hai. ông chủ trương in thêm tiền giấy để cấp phát cho ngân sách hoạt động, nhằm bù đắp những thiếu hụt của ngân sách nhà nước khi gia tăng đầu tư. Đây cũng là nguồn bổ sung cho ngân sách mở rộng đầu tư nhà nước và đảm bảo chi tiêu cho chính phủ.
Thứ ba, ông chủ trương sử dụng công cụ thuế để điều tiết kinh tế. Nội dung của nó, theo ông, đối với người lao động cần tăng thuế. Mục đích là để điều tiết bớt một phần tiết kiệm từ thu nhập của họ đồng thời đưa phần này vào ngân sách nhà nước để mở rộng đầu tư. Ngược lại đối với nhà kinh doanh, ông chủ trương giảm thuê' để nâng cao hiệu quả của tư bản nhàm khuyên khích nhà kinh doanh tích cực đầu tư sản xuất, bởi những khoản thu nhập này của họ thường trực tiếp biến thành vốn đầu tư.
+ Các chính sách tạo việc làm
Ngoài những biện pháp gián tiếp để giải quyết việc làm, Keynes cho rằng việc mở rộng các hình thức đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào cũng tốt, kể cả những việc làm có tính chất ăn bám, như sản xuất vũ khí. quân sự hố nền kinh tế hay tạo ra những cơng việc mà đối với nhu cầu xã hội tưởng chừng như dư thừa. Theo ông khi tăng đầu tư như vậy sẽ giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập, chống được khủng hoảng và thất nghiệp.
Với tư tưởng “trọng cầu”, ngồi chủ trương khuyến khích gia tâng đầu tư. Keynes cịn chủ trương khuyên khích tiêu dùng cá nhận, đây là một giải pháp để kích cầu có hiệu quả nhằm mở rộng giới hạn của sản xuất, tãng cầu việc làm và giải quyết thất nghiệp, khuyến khích tiêu dùng cá nhân đối với mọi tầng lớp trong xã hội. không chỉ đối với các nhà tư bản, tầng lớp giàu có mà ngay cả với người nghèo.
Tóm lại, theo J. M. Keynes nhà nước có một vai trị đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết việc làm, khắc phục khủng hoảng kinh tế và tăng trưởng. Sự xuất hiện lý thuyết Keynes được coi như một cuộc “cách mạng” trong lý luận kinh tế tư sản lúc bấy giờ, nọ góp phần làm thay đổi quan điểm cũ, đặt nền tảng hình thành những quan điểm mới về hoạt động kinh tế, nhất là quan điểm coi trọng vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước.
+ Lý thuyết về chu kỳ kinh tế
Sống trong thời kỳ có nhiều biến động về kinh tê' và chính trị, đặc biệt là khủng hoảng kinh tế năm 1929 - 1933 khiến J. M Keynes phải thừa nhận tính chất chu kỳ của nền kinh tế như là sự biến động tất yếu chứ không phải hiện tượng ngẫu nhiên.
Theo ông, nguyên nhân dẫn đến chu kỳ kinh tê' là do những biến động về khuynh hướng tiêu dùng, về tính ưa chuộng tiền mặt và về hiệu quả biên của vốn.
Trước hết, với tư cách là người “trọng cầu”, ông phê phán việc cho ràng nguyên nhân của khủng hoảng là tăng cung quá mức. Ồng cho rằng, nguyên nhân chính là ở chỗ:
ở những thời điểm có thu nhập cao do khuynh hướng tiêu
dùng giảm làm cho cầu hiệu quả giảm và không tương ứng với mức tăng sản lượng. Điều này càng đặc biệt đúng khi nền kinh tế đạt đến giai đoạn thịnh vượng cao. Sự chênh lệch giữa sản lượng cung và cầu hiệu quả giảm tương đối lên đến đỉnh cao tất yếu sẽ làm bùng nổ một cuộc khủng hoảng.
Thứ hai, đó là do tăng lãi suất dưới ảnh hưởng của cầu về tiền mặt tăng vì mục đích thương mại và đầu cơ tích trữ. Hơn nữa, sự ưa chuộng tiền mặt còn tăng lên do tâm lý chán nản và không chắc chắn về tương lai đi theo cùng sự suy sụp về hiệu quả giới hạn của tư bản và do đó lãi suất tăng lên.
Thứ ba, tuy nhiên, theo Keynes nguyên nhân tiêu biểu cho sự dao động của nền kinh tế mang tính chu kỳ là do một sự suy sụp đột ngột về hiệu quả giới hạn của vốn.
Về tính đều đặn của thời gian (thường là từ ba và năm năm) chu kỳ kinh tế Keynes giải thích do mấy yếu tố tác động gồm:
Thứ nhất, đó là do tuổi thọ của tài sản lâu bền so với tốc độ tăng trưởng bình thường của một thời kỳ nào đó.
Thứ hai, chi phí bảo quản hàng hố dư thừa tồn kho. Tóm lại khi giải thích- nguyên nhân của chu kỳ hay tính ổn định của nó Keynes chủ yếu dựa vào yếu tố tâm lý của xã hội. Để khắc phục tình trạng "khủng hoảng" hướng giải quyết vấn đề chu kỳ kinh tế, trước hết, quan điểm của ông cho rằng phương thuốc thích hợp đối với chu kỳ kinh tế
khơng phải là xoá bỏ thời kỳ thịnh vượng, và như vậy duy trì tình trạng thường xun bán suy thối mà phải xố bỏ suy thối và duy trì thường xun tình trạng thịnh vượng.
Ơng phê phán cách lập luận cho rằng muốn giải quyết suy thoái hay chống chu kỳ bằng cách giảm cung lao động tìm việc chứ khơng phải bằng cách tăng tiêu dùng hoặc đầu tư hay chủ trương ngăn chặn thời kỳ thịnh vượng ngay từ những giai đoạn đầu bằng việc nâng cao lãi suất. Ngược lại theo ông phương thuốc hữu hiệu đối với thời kỳ thịnh vượng để chủ động điều tiết chu kỳ không phải nâng cao lãi suất mà là hạ thấp lãi suất.
III. TRƯỜNG PHÁI KEYNES
Lý thuyết của J. M. Keynes sau khi được công bố (1936) đã được các nhà kinh tế học tư sản và nhà nước tư bản đánh giá cao. Nó được dịch ra nhiều thứ tiếng và được truyền bá rộng rãi không chi ở Tây Âu mà ở cả nước Mỹ. Các nhà kinh tê' Mỹ cho rằng lý thuyết của Keynes không chỉ cần thiết để chữa chạy cho chủ nghĩa tư bản Tây Âu khỏi ốm yếu mà còn làm "lành mạnh" chủ nghĩa tư bản Mỹ, ở Đức nó đã được dùng làm cơ sở cho sự điều tiết của nhà nước phát xít Đức.
Cũng từ đó lý thuyết của Keynes được các nhà kinh tế học tư sản kế thừa và phát triển. Dựa trên cơ sở lý thuyết của Keynes các nhà kinh tê' học tiếp tục xây dựng thành trường phái Keynes. Trường phái này bao gồm ba trào lưu: thứ nhất, "trường phái" Keynes cánh hữu, ủng hộ các nhóm tư bản độc quyền, chạy đua vũ trang, quân sự hoá nền kinh tế. Thứ hai, "trường phái" Keynes tự do, bảo vệ lợi ích tư
bản độc quyền, song không ủng hộ chạy đua vũ trang. Thứ ba "trường phái" Keynes cánh tả, chống lại độc quyền, bảo vệ quyền lợi của tầng lớp tư bản vừa và nhỏ. về sau hai trào lưu đầu kết hợp hình thành nên "những người Keynes chính thống", cịn trào lưu thứ ba tiếp tục được phát triển dưới tên gọi "những người sau Keynes".
Trong một thời gian dài. lý thuyết Keynes đã giữ vị trí thống trị trong hệ thống tư tưởng kinh tê' tư sản, đặc biệt phát triển ở Mỹ và Pháp.