Quan điểm cơ bản về nền kinh tế thị trường xã hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 86 - 87)

II. CHỦ NGHĨA KINH TẾ Tự DO MỚI Ở CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC (LÝ THUYẾT VỀ "NEN

a. Quan điểm cơ bản về nền kinh tế thị trường xã hộ

Theo các nhà kinh tế học Cộng hoà liên bang Đức, nền kinh tê' thị trường xã hội không phải là sự kết hợp giữa nền kinh tế thị trường hoạt động theo phưong thức cũ của chủ nghĩa tư bán trước đây với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có kế hoạch thành một thể thống nhất. Theo cách diễn đạt của Muller- Armack, nền kinh tế thị trường xã hội là một nền kinh tế thị trường có mục tiêu, "... kết hợp nguyên tắc tự do với nguyên tấc công bằng xã hội trên thị trường".

Hai nguyên tắc tự do và công bằng xã hội được kết hợp lại một cách chặt chẽ trong khuôn khổ mục tiêu của nền kinh tế thị trường xã hội. Mục tiêu đó thể hiện ở chỗ một mặt, nhàm khuyến khích động viên mọi sáng kiến của cá nhân để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, mặt khác, cố gắng loại bỏ những hiện tượng tiêu cực như lạm phát, thất nghiệp và nghèo đói của một số tầng lớp dân cư. Các quyết định về kinh tế, chính trị của Nhà nước phải nhằm phục vụ lợi ích của cá nhân và gia đình, do đó, nó phải do.người tiêu dùng và các cơng dân đề ra. Để xác định một nền kinh tế là "kinh tế thị trường xã hội" phải dựa trên 6 tiêu chuẩn sau đây:

Một là, đảm bảo quyền tự do cá nhân. Hai là, đảm bảo cơng bằng xã hội.

Ba là, có các chính sách khắc phục các chu kỳ kinh doanh. Bốn là, xây dựng chính sách tăng trưởng kinh tế nhằm tạo ra các hành lang pháp lý và kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật cần thiết đối với quá trình phát triển kinh tê' liên tục.

Năm là, thực hiện chính sách cơ cấu thích hợp.

Sáu là, bảo đảm tính tương hợp của thị trường. Thực chất, đây la mối quan hệ tương hợp giữa các chính sách kinh tế của Nhà nước với tự do cạnh tranh của các chủ thể thị trường. Các chính sách kinh tế phải đảm bảo cho cạnh tranh công bằng; đồng thời ngăn ngừa sự hạn chế hoặc phá vỡ cạnh tranh và những hoạt động cạnh tranh quá mức.

Các tiêu chuẩn trên bổ sung và kết hợp với nhau tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)