Lý thuyết về sản xuất và các yếu tô sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 38 - 40)

V. CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ CÚA TRƯỜNG

3. Lý thuyết về sản xuất và các yếu tô sản xuất

Cũng như A. Smith, A. Marshall thường dành sự ưu tiên cho lý luận về sản xuất. Theo ông. sản xuất là việc chế ụo ra các ích lợi. là việc kết hợp các yếu tố đầu vào theo một cách nào đó đế hình thành nén ích lợi các sán phám. Nó như là một sự thay đổi hình thức hay thay địi việc sử dụng vật chất. Đồng thời nó cũng là sự thay đồi hình dang ích lợi cuối cùng của vật để đạt đến một sự thoả mãn nào đó nhu cầu của con người. Ngược lại. liêu dùng, theo ông sẽ là sự sản xuất tiêu cực về ích lợi vì ích lợi khơng được dịch chuyển, bổ sung mà còn là sự tiêu hao dản đến triệt tiêu. Để tiến hành sản xuất cần có các yếu tố đó là đất đai. lao động và tư b¿m.

Đất đai là yêu tô thứ nhất cúa sản xuất, nó có đặc diem là nguồn cung có hạn và vận động theo quy luật hiệu suất giám dần. Tuy nhiên, điều đó khơng phái lúc nào cũng đúng vì khơng có thước đo tuyệt đối về độ màu mỡ. Thực tế là xu hướng giảm dần có thể tạm thời bị ngăn chặn lại do tác động của khoa học kỹ thuật và độ màu mỡ đất đai có thể thay đổi theo sự thay đổi của chế độ trồng trọt. Đất đai là yếu tố sản xuất đặc thù.

Nhân tố thứ hai của sản xuất là lao động. Đó là sự nhọc nhằn của con người để chê' biến ra vật. Sự vân động của yếu tố thứ hai này cũng tuân theo nguyên tắc “ích lợi giới hạn”. Tức ông ủng hộ lý thuyết năng suất giới hạn của Clark. Ông viết: “Cũng như đối với tất cả mọi sự gia tăng số lượng hàng hố. tính ích lợi giới hạn của nó giảm và cũng như đối với tất cá mọi sự giảm tính ham muốn của nó. thì có sự giảm giá cả đối với tồn bộ hàng hố. mà khơng riêng gì với hàng hoá cuối cùng đem bán. Điều này cũng đúng cho cung lao động”. Sự lôi cuốn lao động của một ngành nào đó phụ thuộc vào nhiều nguyên nhàn như: Sự không đều đặn của việc làm; Sự khó khăn của người lao động; Tiền cơng băng tiền thu được... Và cũng như những hàng hoá khác, nguồn cung ứng lao động của một ngành cũng phụ thuộc vào giá cá của nó tức tiền lương.

Tư bản là nhân tố thứ ba của sán xuất, về kết cấu. trước hết nó bao gồm bộ phận của cải mà cá nhân tiết kiệm từ sô thu nhập của họ. Nó sinh ra từ những thu nhập cao. trung bình và không chỉ từ lợi nhuận tư bản. Theo ông. tiền tiết kiệm lại. tích luỹ lại là do các gia đình muốn bảo đảm “sự an lồn” và sự “trìu mến” đối với tiền tệ. Nó là kết quả cúa sự chờ đợi. sự hi sinh tiêu dùng hiện tại. Tiền thưởng cho sự hi sinh này càng cao thì xu hướng tiết kiệm càng mạnh. Tức là cung về tư bán phụ thuộc tỉ lệ thuận với lợi tức cho vay của nó.

Về mật xã hội, tư bản cịn là tồn bộ những của cải mang lại thu nhập. Nó cịn gồm phần lớn những kiến thức và trình độ tổ chức quản lý. Việc lãnh đạo xí nghiệp được

thực hiện bởi các nhà kinh doanh dám chấp nhận rủi ro, quyết định tổ chức chung của mình nhằm sử dụng tốt nhất người lao động vào những công việc phù hợp với khả năng, năng khiếu, kiến thức của họ cũng như sử dụng các yếu tố đầu vào khác mang lại lợi ích tối đa với nguồn cung hạn chế. Năng lực về tổ chức quản lý còn bao gồm sự hiểu biết thấu đáo về thị trường và các diễn biến trong nền kinh tế thị trường đầy biến động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)