IV. CÁC QUAN ĐIỂM KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI TRỌNG CUNG CỦA MỸ
a. Về vai trò của cung đối với sự ổn định và tăng trưởng kỉnh tê
trưởng kỉnh tê
Các nhà kinh tế trọng cung quan niệm thị trường là một hệ thống hữu hiệu nhất để định hướng các yếu tố sản xuất vào các hoạt động kinh tế một cách tối ưu. Sản xuất tạo ra thu nhập và thu nhập này đủ để chi tiêu mua sắm toàn bộ khối lượng do sản xuất cung ứng một cách trôi chảy. Luận điểm này là sự thể hiện định luật tiêu thụ của J.Say: khối lượng sản xuất ra bằng khối lượng tiêu thụ hay cung bằng cầu.
Theo các nhà kinh tế trọng cung, khối lượng sản xuất là kết quả của chi phí mà chi phí này mang lại kích thích kinh tế, do đó, nhiệm vụ Nhà nước là xây dựng các điều kiện để
các yếu tố kích thích kinh tế xuất hiện. Chính những kích thích kinh tế này sẽ làm tăng chi phí: như vốn, chất lượng và số lượng lao động, khoa học - kỹ thuật thì đem lại kết quả lâu dài, kinh tế ổn định và tăng trưởng. Vì phần lớn những yếu tố chi phí này ở phía cung cho nên sẽ tăng cung. Trong cung đã có cầu tiềm năng, nên đến lượt nó cung mới sẽ tạo ra cầu mới.
Nhờ vậy, nền kinh tế sẽ đạt được trạng thái lý tưởng: ở đó cung sẽ tự tạo ra cầu, khủng hoảng sản xuất thừa sẽ bị loại trừ.
Như vậy, trong nền kinh tế thị trường, cung và cầu ln có mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại tự đi đến cân bằng thông qua các hoạt động của quy luật thị trường. Sự cân bằng của các yếu tố trong cung và các yếu tố cầu là một hệ phương trình nhân quả. Laffer nghiên cứu sự vận động của nền kinh tế thị trường Mỹ trong vòng 100 nãm (1830 - 1930) đã nhận thấy sự lặp lại có tính nhân quả của quan hệ cung - cầu và đi đến kết luân: yếu tố cung - cầu biến động theo chu kỳ khép kín.