Giá cả và lãi suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 66 - 69)

II. NHŨNG NỘI DUNG cơ BẢN CỦA HỌC THUYẾT CỦA J M KEYNES

d. Giá cả và lãi suất

- Giá cả:

Trước hết J. M. Keynes nêu lén nguyên tắc chung về sự phụ thuộc của giá cả đối với cung và cầu. Ông phân chia giá cả làm hai loại: Mức giá riêng ngành và mức giá chung.

Mức giá riêng ngành, trong một ngành riêng lẻ, tuỳ thuộc một phần vào tỷ suất thù lao cho các yếu tố sản xuất bao trùm trong chi phí giới hạn. và một phần vào quy mơ sản xuất. Cịn mức giá chung tuỳ thuộc một phần vào tỷ suất thù lao cho các yếu tố sản xuất bao hàm trong chi phí giới hạn và một phần vào quy mơ sản xuất nói chung, nghĩa là tuỳ thuộc vào khối lượng việc làm.

Trở lại với các yếu tố quyết định giá cả, ông cho rằng sự biến động của cung, theo quan điểm mới của ông, dường như là rất nhỏ. trong khi cầu thì tỷ lệ với khối lượng tiền tệ. Ơng cho rằng khi lượng tiền tăng thì thu nhập bằng tiền

tăng, cầu về hàng hoá tiêu dùng sẽ tăng và do đó giá cả tư liệu tiêu dùng tăng. Ngược lại giá đầu tư (lãi suất) lại giảm và do đó mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư, họ gia tăng đầu tư. Khi đầu tư tăng, cầu về lao động tăng và đó là cách để giải quyết thất nghiệp.

- Lãi suất:

Những nghiên cứu của J. M. Keynes về lãi suất được xây dựng trên cơ sở tư tưởng phê phán quan điểm lợi tức của các nhà “cổ điển mới” như A. Marshall, Cassel, L. Walras đặc biệt là Bohm Bawerk cho rằng lợi tức là cái “giá” phải trả cho sự hy sinh tiêu dùng hiện tại. Ông cho rằng hiển nhiên lãi suất không nhất thiết là khoản lợi tức do việc tiết kiệm hoặc nhịn chi tiêu vì nếu một người dù tích trữ tiền mặt nhiều bao nhiêu vẫn khơng thể thu được một món lãi nào. Trái lại lãi suất là khoản thù lao cho việc mất khả năng chuyển hoán trong một thời hạn nhất định, là việc đo lường sự tự nguyện của người có tiền khơng sử dụng tiền mặt của họ. Nó khơng phải là cái giá làm cân bằng nhu cầu về các nguồn lực để đầu tư và mức sẵn sàng kiềm chế khơng tiêu dùng trong hiện tại. Nó là cái “giá” làm cân bằng ý muốn giữ của cải dưới dạng tiền mặt với số lượng tiền mặt có sẵn. Điều này nói lên rằng, nếu lãi suất thấp hơn, tức là nếu khoản thù lao cho việc không sử dụng tiền mặt giảm xuống thì tổng lượng tiền mặt mà dân chúng muốn giữ sẽ lớn hơn mức cung tiền mặt, và nếu lãi suất nâng lên, thì có một số dư tiền mặt mà khơng một ai muốn giữ.

Lãi suất phụ thuộc vào hai nhân tố quy định trong những trường hợp nhất định. Một là. khối lượng tiền tệ. J. M. Keynes cho rằng, lãi suất tỷ lệ nghịch với lượng tiền đưa vào lưu thông. Lượng tiền đưa vào lưu thông giảm (lượng cung tiền mặt giảm) thì lãi suất tăng và ngược lại khi lượng tiền đưa vào lưu thông (lượng cung tiền mặt) tăng thì lãi suất càng giảm. Vì hiệu quả giới hạn của tư bản và lãi suất kto nên giới hạn của các cuộc đầu tư vì vậy. để kích thích đầu tư, cần tìm biện pháp giảm lãi suất tức nhà nước phải tăng thêm tiền mật trong lưu thông hay in thêm tiền để đưa vào lưu thơng (Hình VIII.2).

Hình VỈỈ1.2: Quan hệ giữa lãi suất với khối lượng tiền tệ

Nhân tố cơ bản thứ hai ảnh hướng lãi suất là “ưu tiên chuyển hoán” hay sự ưa chuộng tiền mặt. Theo J. M. Keynes, sự ưa chuông tiền mặt là tiềm năng hay khuynh

hướng có tính chất hàm số ấn định khối lượng tiền mà dân chúng muốn giữ theo mức lãi suất nhất định. Đây là nhân tố phụ thuộc tâm lý của dân chúng. Nếu r là lãi suất, M là lượng tiền và L là hàm ưu tiên chuyển hoán (ưa chuộng tiền mặt), thì ta có M - L(r). Điều đó chứng tó lượng tiền phụ thuộc vào sự ưa chuộng tiền mặt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)