Về các yếu tố tăng trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 126 - 127)

I. LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN

1. Về các yếu tố tăng trưởng

Theo Marx, những yếu tố tác động đến quá trình tái sản xuất là đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật. Trong đó, Marx đặc biệt quan tâm đến yếu tố lao động và vai trò của nó trong việc sáng tạo ra giá trị thặng dư. Marx khẳng định, sức lạo động đối với nhà tư bản là hàng hoá đặc biệt, họ mua trên thị trường và tiêu dùng trong quá trình sản xuất giống như các hàng hoá tư liệu sản xuất. Nhưng khác với hàng hoá khác, giá trị sử dụng của hàng hố sức lao động có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Giá trị mới gồm giá trị sức lao động (V) cộng với giá trị thặng dư (m). Marx cũng chỉ ra vai trò của yếu tố kỹ thuật và vốn đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế TBCN. Theo Marx, mục đích của nhà tư bản là tăng giá trị thặng dư, cho nên họ

tìm mọi cách tăng thời gian lao động của công nhân, giảm tiền công của công nhân, hoặc nâng cao năng suất lao động bằng cách cải tiến kỹ thuật. Việc kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, cắt xén tiền lương của cơng nhân... có giới hạn, cho nên để tăng giá trị thăng dư các nhà tư bản chủ yếu dựa vào cải tiến kỹ thuật. Nhưng, tiến bộ kỹ thuật và việc áp dụng chúng vào trong sản xuất đã làm tăng cấu tạo hữu cơ (C/V) của tư bản. Để khai thác sự tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động của công nhân, thu được nhiều giá trị thặng dư, nhà tư bản cần có nhiều vốn (tư bản). Cách tốt nhất để gia tăng vốn là tiết kiệm, nhà tư bản không được tiêu dùng hết giá trị thặng dư mà dành một phần để tích luỹ phát triển sản xuất. Như vậy, Marx đã phân tích lý luận tích luỹ, chỉ ra vai trị của nó đối với sự phát triển nền kinh tế tư bản. Tích luỹ tư bản được coi là động lực trực tiếp thúc đẩy sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 126 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)