III. CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI TRỌNG TIỀN HIỆN ĐẠI Ở MỸ
a. Lý thuyết tiêu dùng của M.Friedman
Trong tác phẩm Lý thuyết về chức năng tiêu dùng, M. Friedman đã chỉ ra là: “Những giả thuyết của J.M.Keynes về tiêu dùng hình như khơng hồn tồn được kinh nghiệm cơng nhận". Vì vậy, theo M. Friedman phải có những giả thuyết khác để trình bày cái đó. bao gồm:
- Tliái độ ứng xử của người tiêu dùng.
Nếu trong điều kiện ổn định, tức là những khoản thu và giá cả của cái cho mỗi thời kỳ và tý suất lợi tức đã được ổn định, sẽ có hai nguyên nhân làm cho tiêu dùng cao hofn là thu nhập: Một là. sự ổn định chi tiêu; Hai là, các khoản thu lãng len. Khi đó. tiết kiệm sẽ phụ thuộc vào những khoản thu thơng thường. Và nó thể hiện như là số dư ra của tiêu dùng. Nếu xét 2 năm liên tục. sự tiêu dùng trong năm thứ nhất sẽ tuỳ thuộc vào thu nhập của năm thứ nhất, năm thứ hai và tỷ suất lợi tức. Vậy tiêu dùng của một năm không chỉ phụ thuộc vào thu nhập của nãm đó.
Cịn nếu như tình hình khơng ổn định, sẽ có một lý do bổ sung đế’ thực hiện tiết kiệm như việc nắm giữ được một dự trù sẩn đề phòng những trường hợp bất ngờ không dự kiến (chẳng hạn thu nhập giảm sút).
Thông thường, sự tiêu dùng được coi như phụ thuộc vào thu nhập và tỷ suất lợi tức và cá một phần thu nhập được từ tài nguyên vật chất. Tương quan giữa tài nguyên vật chất và thu nhập càng cao thì lượng dự trữ phụ sẽ càng nhỏ đi và tiêu dùng thông thường càng tăng lên. Tuy rằng các dạng tài nguyên phi vật chất không thích ứng với các chức năng dự trữ, nhưng tích sản bằng tiền mặt lại đặc biệt thích hợp: “Tiền là một tài sản cao cấp".
- Thu nhập thường xuyên
Thu nhập của một cá nhân trong một thời kỳ nhất định có thể do hai bộ phận cấu thành nên.
+ Thu nhập thường xuyên (Yp) + Thu nhập tức thời (Yt)
Vậy tổng thu nhập: Y = Yp + Y,
Ở đây Yp được coi là sự biểu hiện của những của cải mà cá nhân nhận được một cách tất yếu do trình độ, nghề nghiệp của họ mang lại.
Y, là thu nhập do những nhân tô' khác.
Tiêu dùng (C) của mỗi cá nhân cũng được coi là tổng số của tiêu dùng thường xuyên (Cp). tiêu dùng nhất thời (C,).
VậyC = Cp + Cl
Giữa tiêu dùng thường xuyên và thu nhập thường xuyên có quan hệ với nhau. Mối quan hệ này được biểu diễn theo công thức:
Cp = K (i, w. u) Yp Trong đó:
K: là tương quan của tiêu dùng thường xuyên và thu nhập thường xuyên.
i: lãi suất
w: là tương quan giữa tài sản vậỊ^chất và thu nhập thường xuyên.
u: Phân chia thu nhập cho tiêu dùng và tiết kiệm.
Từ đẳng thức trên, ông cho rằng tiêu dùng thường xuyên phụ thuộc vào lãi suất, tương quan giữa tài sản vật chất với thu nhập thường xuyên và sự phân chia thu nhập cho tiêu dùng và tiết kiệm là chính chứ khơng phải là vào thu nhập thường xuyên.