LÝ THUYẾT TÀNG TRƯỞNG KINH TẾ HIỆN ĐẠ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 132 - 136)

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại được ra đời và phát triển trên cơ sở lý thuyết kinh tê' học vĩ mô của Keynes, đồng thời khắc phục những thiếu sót trong phương pháp phân tích cân bàng tĩnh ngắn hạn của nó. Lý thuyết này ‘bao gồm: Mơ hình tãng trưởng kinh tế của Harrod- Domar. mơ hình tăng trướng kinh tế theo cổ điển mới của Solow, mơ hình tàng trưởng kinh tế. của trường phái Cambridge. Jean Robinson, lý luận tăng trưởng kinh tê' của Kuznets và Denison. North. Lucar, Samuelson.v.v... Sau đây là một sơ' mơ hình tiêu biểu:

1. Lý thuyết tâng trưởng kinh tế của Harrod - Domar

Lý thuyết tăng trưởng được mang tên hai nhà kinh tế học là Harrod (người Anh) và Domar (người Mỹ), trình bày mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp ở các nước tư bản phát triển và sau đó được vận dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển, nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu về tư bản để đảm bảo sự tăng trưởng cân đối. ổn định trong một thời gian dài. Hai ông nghiên cứu vấn đề tãng trướng kinh tê' dài hạn của một nước, xây dựng nên một mơ hình lý luận về tăng trưởng kinh tế hiện đại. đó là mơ hình Harrod-Domar. Cơng thức của Harrod là:

g = s/v Trong đó:

s - là tỷ lệ giữa tiết kiệm và thu nhập (S/Y)

V - là hệ số gia tốc, tức là so sánh giữa đầu tư và sản lượng (I/AY)

Công thức của Harrod đưa ra dựa trên khái niệm cân bằng vĩ mơ, theo đó đầu tư (I) bằng tiết kiệm (S):

S = I

Domar cũng nêu tư tưởng tương tự về tăng trưởng kinh tế, về vai trò đầu tư trong việc làm gia tăng sản lượng và thu nhập. Ông coi đầu tư là yếu tố quan trọng nhất tác động đến tổng cầu và nó tác động đến tăng tổng cung. Bởi vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất của lý thuyết tăng trưởng theo Domar là làm sao xác định được khối lượng đầu tư cần thiết. Ông nêu lên phương trình tăng trưởng:

d = s.e Trong đó:

- d: là tỷ lệ tăng trưởng đầu tư (AI/I)

- s: là khuynh hướng tiết kiệm cận biên (AS/AY)

- e = Y/K: là tỷ số giữa sản lượng hoặc thu nhập với tổng tư bản.

Harrod và Domar đều giả định tỷ lệ giữa tư bản và sản lượng không thay đổi, tỷ lệ tiệt kiệm khơng thay đổi, tồn bộ tiết kiệm chuyển hố thành đầu tư, khơng tồn tại nãng lực sản xuất nhàn rỗi... do đó, khuynh hướng tiết kiệm bình qn s trong cơng thức Harrod bằng khuynh hướng tiết kiệm cận biên trong công thức của Domar; l/v của hệ số gia tốc trong công thức của Harrod bằng với tỷ lệ sản xuất tư bản e trong công thức của Domar; tỷ lệ tăng trưởng kinh tế g của Harrod phải bằng tỷ lệ tăng đầu tư e của Domar,

thực tế chúng là một, đều có thể xem là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, các nhà kinh tế học gọi mơ hình của hai ơng là mơ hình tăng trưởng kinh tế Harrod-Domar.

Tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều biến lượng, do hai ông giả định một loạt các nhân tố không thay đổi khác của tỉ lệ tăng trưởng kinh tế. nên chỉ có hai lượng biến thiên đó là tỉ lệ tiết kiệm s (tí lệ tiết kiệm cận biên hoặc tỉ lệ tiết kiệm bình quân) và tỉ lệ V giữa tư bản và sản lượng (hoặc tỉ lệ sản xuất tư bản e. e = 1/V) quyết định. Hơn nữa, trong đó, V và e được giả định là khơng thay đổi, do đó, tỷ lệ tăng trưởng do mọt biến lượng s quyết định, tức là chỉ do tỷ lệ tiết kiệm hay nói cách khác là do tỷ lệ tích luỹ tư bản quyết định.

Như vậy, tư tưởng cơ bản của mơ hình Harrod - Domar là mức tăng trưởng phụ thuộc chặt chẽ vào tổng tư bản được đầu tư. Mà tổng đầu tư sẽ được trang trải bởi tổng tiết kiệm từ sản lượng quốc gia. Do đó, mối quan hệ giữa tăng trưởng và đầu tư được biểu hiện thành mối quan hệ giữa tăng trưởng và tiết kiệm.

Trong thực tế người ta dùng chỉ số gia tăng tư bản - đầu ra để chỉ năng lực tăng trưởng. Chỉ số này chỉ ảnh hưởng của gia tăng tư bản so với gia tăng sản lượng. Nếu chỉ số này thấp chứng tỏ hiệu suất tăng trưởng lớn và ngược lại. Chỉ số này được gọi là hệ số ICOR (hệ số gia tăng vốn - đầu ra). Hệ số này nói lên rằng: vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng; tiết kiệm của nhân dân, của công ty là nguồn gốc của đầu tư. Hệ số cũng phản ánh

trình độ kỹ thuật của sản xuất và là số đo năng lực sản xuất của đầu tư.

Mơ hình này có ưu điểm là cơ sở để đề ra một kế hoạch ưu tiên tăng trưởng một ngành hay một lĩnh vực nào đó, của một chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế khi xét tới tương quan giữa nguồn tài chính và nguồn lực hiện có. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm, bởi vì các nước đang phát triển có năng suất lao động rất thấp nên thu nhập thấp và do đó tiết kiệm cũng thấp. Trong khi đó, việc huy động tiết kiệm cho đầu tư là một việc thuộc về chính sách ưu đãi của Nhà nước.

2. Mơ hình tảng trưởng kinh tế cổ điển mới trong điều kiện tiến bộ kỹ thuật của Solow điều kiện tiến bộ kỹ thuật của Solow

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển mới do các nhà kinh tế học Solow, Samuelson người Mỹ và nhà kinh tế học s. Meade người Anh sáng lập ra. Mơ hình tăng trưởng kinh tế dựa trên cơ sở “Thuyết về tiến bộ kỹ thuật quyết định” có mầm mống từ quan điểm của Schumpeter. Trên cơ sở hàm sản xuất của Cobb- Douglas, Solow lập ra mơ hình tăng trưởng kinh tế mới trong điều kiện tiến bộ kỹ thuật. Công thức cơ bản là:

Gy = aGị + ( 1 - a )Gk + z

Trong đó, Gy, Gl, Gk lần lượt biểu thị tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân, tỷ lệ lao động và tỷ lệ tăng tư bản; a biểu thị mức co dãn đầu ra của sự tăng trưởng đầu vào lao động (0 < a < 1); z biểu thị tình trạng tiến bộ kỹ thuật.

Mơ hình tăng trưởng kinh tế trong điều kiện tiến bộ kỹ thuật của Solow nhấn mạnh nổi bật vai trò quyết định của

tiến bộ kỹ thuật đối với tăng trưởng kinh tê' hiện đại, phản ánh một thực tế là phần đóng góp của tiến bộ kỹ thuật và của nâng suất lao động do nó quyết định trong tăng trưởng kinh tế hiện đại có xu hướng ngày càng tăng. Ơng đã mơ hình hố, tốn học hố lý luận tăng trường kinh tế, thúc đẩy lý luận tăng trưởng kinh tế theo “Thuyết tiến bộ kỹ thuật quyết định" phát triển lên một bước cao hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 132 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)