I. LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN
2. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của David Ricardo
D.Ricardo là người thừa kế A.Smith. Nhưng, khác với A.Smith ông chuyển trung tâm nghiên cứu sang vấn đề phân phối thu nhập, chú trọng phân tích tỷ lệ phân phối của các loại thu nhập và ảnh hưởng của nó đối với tích luỹ tư bản, từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Hàm số tổng sản phẩm đầu ra của Smith, về hình thức tỏ ra thích hợp với
lý thuyết tăng trưởng của D.Ricardo, song cơ sở lập luận của Ricardo lại khác. Hàm số sản xuất của Ricardo chịu ảnh hưởng của quy luật giảm dần mức sản xuất cận biên. Theo Ricardo nông nghiệp là ngành kinh tê' quan trọng nhất, từ đó ơng cho rằng các yếu tố tăng trưởng là đất đai, vốn và lao động; trong từng ngành và phù hợp với một trình độ kỹ thuật nhất định, các yếu tố này kết hợp với nhau theo một tỷ lệ cố định, khơng thay đổi. Ơng cũng cho rằng hao phí của các yếu tố trong sản xuất có xu hướng khác nhau giữa công nghiệp và nông nghiệp. Trong nông nghiệp, khi nhu cầu lương thực tăng lên cần phải sản xuất trên đất đai kém màu mỡ hơn. Việc gia tăng sản xuất nông nghiệp trên những đất đai kém màu mỡ hơn làm cho chi phí sản xuất tăng lên, giá hàng nông phẩm sẽ tãng lên, kéo theo tiền lương danh nghĩa của công nhân tăng tương ứng, cho nên, lợi nhuận của các nhà tự,ban có xu hướng giảm đi. Kết quả là, tỷ lệ lợi nhuận ĩrồng 'phân phối thu nhập giảm đi tương ứng. Do đó, tíchrduỹ tư bản có xù hướng thu hẹp, kinh tế tăng trưởng chậm. Ngược lại, trong công nghiệp khi sản xuất gia tăng theo quy mơ thì lợi nhuận cũng tăng lên.
Theo Ricardo đất đai là giới hạn đối với sự tăng trưởng, bởi vì, tăng trưởng là kết quả của tích luỹ, tích luỹ là hàm của lợi nhuận, mà lợi nhuận phụ thuộc vâo chi phí sản xuất lương thực, chi phí này lại phụ thuộc vào đất đai. Ricardo cịn cho rằng, chính sách của chính phủ cũng có khi hạn chế khả năng phát triển kinh tế, như chính sách thuế là một ví dụ. Do đó, bất cứ biện pháp nào có thể thúc đẩy việc nâng cao mức sản xuất cận biên (như cải tạo nông nghiệp,
áp dụng máy móc, nhập ngũ cốc giá rẻ. giảm thuế và chi tiêu công cộng) đều sẽ làm tăng lợi nhuận, từ đó tăng tỷ lệ hình thành tư bản, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Tuy xuất phát từ góc độ phân phối thu nhập để nghiên cứu tăng trưởng kinh tế nhưng Ricardo vẫn đặc biệt nhấn mạnh tích luỹ tư bản là nhân tố chủ yếu quyết định tăng trưởng kinh tế. Ngồi ra, ơng cũng tích cực chủ trương tự do kinh tế và tự do mậu dịch đối ngoại, ơng đặc biệt nhấn mạnh vai trị của mậu dịch đối ngoại với tăng trưởng kinh tế của một nước.
II
Trong tác phẩm nổi tiếng - bộ “Tư bản”, Marx trình bày những quan điểm cơ bản nhất về tăng trưởng và phát triển kinh tế, bao gồm: