IV. CÁC QUAN ĐIỂM KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI TRỌNG CUNG CỦA MỸ
c. Quan điểm của các nhà kinh tê về chính sách thuê Đồ thị Laffer
- Đồ thị Laffer
Theo các nhà trọng cung, thuế và các khoản chi cơng cộng phải được kiểm sốt chặt chẽ để hạn chế các hậu quá xấu do “Nhà nước như một đấng ban phúc cho mọi người". Tỷ lệ thuế cận biên là quá nặng, chúng đã làm biến đổi các lựa chọn tự phát của cá nhân và khiến cho họ ham nghi ngơi tiêu khiển hơn là lao động, từ đó dẫn đến tăng tiêu dùng, giảm tiết kiệm và đầu tư.
Phái trọng cung phủ nhận quan điếm của Keynes về việc coi tiết kiệm là nguồn gốc phát sinh ra sản xuất thừa, là nhân tố làm giảm việc làm và quy mô hoạt động kinh tế. Họ cũng phủ nhận giả thuyết của Keynes về kích thích cầu. Theo họ vấn đề khơng phải là ở chỗ kích thích cầu mà là ớ chỗ tãng nãng suất. Con đường để tăng năng suất là kích thích lao động, đầu tư và tiết kiệm. Muốn có bất kỳ một tốc độ tăng trưởng nhanh nào cũng địi hỏi phải có tiết kiệm. Chỉ có bộ phận thu nhập quốc dân dành cho tiết kiệm mới có thể bảo đảm cho đầu tư và bù đắp được cho những thâm hụt của ngân sách.
Những người trọng cung cũng phê phán chính sách thuê của Keynes. Họ cho rằng, thuế suất cao sẽ làm giảm mức độ và quy mô tiết kiệm, tăng thuế thu nhập sẽ làm tăng khuynh hướng tiêu dùng phần tiền lương của người lao động và làm giảm phần tiết kiệm trong tầng lớp dân cư.
Theo những người trọng cung, đối với mỗi cá nhân, tiết kiệm là thu nhập tương lai. Tiết kiệm thu nhập hiện tại càng nhiều thì thu nhập tương lai càng lớn. Biện pháp thuế cao của Keynes sẽ làm giám tiết kiệm do đó giảm đầu tư và cuối cùng giảm thu nhập lương lai. Từ đó những nhà kinh tế học trọng cung chủ trương giảm thuế. Theo họ giảm thuế sẽ kích thích tính tích cực hoạt động của con người, tăng sản phẩm, tăng lợi nhuận. Từ đó khơng những làm giảm nguồn thu ngân sách mà còn làm cho ngân sách tăng lên. Khi mức thuế được cắt giảm thì cơng ãn. việc làm và tiết kiệm sẽ tãng mạnh dẫn đến những thành tựu kinh tế đáng khích lệ.
Trường phái trọng cung sử dụng đồ thị Laffer làm cóng cụ chú yếu để phân tích kinh tế.
Khi khơng có thu nhập, thuê' sẽ là 0 và do đó thu ngân sách về thuế sẽ khơng có. Ngược lại, khi thuế lên tới 100% thì khơng ai muốn làm việc, do vậy cũng khơng có thu nhập, thu ngân sách cũng bàng 0. Do đó hai đầu đường cong ơược xác định. Khi tổng thu nhập tăng, mức thuế cũng tăng từ 0 rói đến điểm A. lại đó mức thuế suất trung bình 50%, là điểm mà người ta bắt đầu làm việc ít hơn, tiết kiệm ít hơn bởi vì người ta phải lao động cho Nhà nước nhiều hơn cho bản thân. Trên đồ thị, ớ điểm A, tổng thu ngân sách từ thuê' đạt tới mức tối đa. thu nhập đạt được tối đa. Khi mức thuế cao hơn điểm A tức là hơn 50% thì thu nhập bắt đầu giảm. Từ đó những người trọng cung đề nghị cần phải cải cách thuế, họ cho rằng cắt giảm thuế sẽ làm tăng cả thu nhập và sản lượng quốc gia.
Lý thuyết trọng cung đã ảnh hưởng mạnh đến chính sách kinh tế cửa chính quyền Reagan. Bắt đầu từ những năm 1979 - 1981 đã diễn ra cuộc tranh luận về giảm thuế. Tổng thống Reagan đã đề nghị quốc hội cắt giảm 25% đối với tất cả các khoản thuê' thu nhập cá nhân. Quá trình giảm này diễn ra qua ba giai đoạn và kết thúc vào tháng 7 năm 1983. Tuy vậy, vẫn tổn tại nhiều hoài nghi về lý thuyết trọng cung. Nhiều người cho rằng cắt giảm thuê' sẽ làm giảm thu nhập và làm tăng thâm hụt trong ngân sách liên bang.