V. CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ CÚA TRƯỜNG
2. Lý thuyết về của cải và nhu cầu
Chiếm một phần quan trọng trong lý thuyết của A. Marshall là.sự nghiên cứu về của cải và nhu cầu.
Trước hết. ơng đưa ra những sự giải thích vé của cái và phân loại cứa cải. Của cái gổm những vật thoá mãn nhu cầu một cách trực tiếp hay gián tiếp. Nó là những của cải vật chất hay phi vật châì. về nguồn gốc. nó có thế là ngoại tại (tức là cho người khác hay nơi khác mang lại cho cá nhân) hay nội tại (tức là do bản thân anh ta tạo ra). Chúng có thể được chuyển dịch hoặc cho không hay qua trao đổi. về hình thức của cải có thể gồm: Của cải cá nhân, của cải tập thể và của cải xã hội. Trong đó, của cải cá nhân bao gồm
những thứ chĩ mang lại lợi ích cho từng người và là độc lập. Của cải tập thế là những của cải vật chất mà một cá nhân có chung với một số người khác như là những người láng giềng. Của cải của một dân tộc hay xã hội đối lập với của cải cá nhân được hình thành từ những của cải cá nhân và những của cải tập thể của các thành viên của nó.
Đối với nhu cầu. ông cho rằng nó rất nhiều và đa dạng, nhưng nhu câu về một thứ của cái Ịà có hạn và có khai năng thồ mãn được. Ơng viết: “Các nhu cầu và mong muốn của con người thì nhiều và thuộc các loại rất khác nhau, nhưng chúng thường bị hạn chế và có khá năng thoả mtĩn."
Thịng thường, tính ích lợi của sản phẩm giảm cùng với mức tăng số lượng có sẵn để thoả mãn nhu cáu. ích lợi tồn bộ hay lổng ích lợi của nó tăng lên chậm hơn so với số lượng của nó. Nhu cầu sẽ thay đổi bới sự kích thích của những hoạt động mới thay thế.
Ung hộ tư tưởng của H. Gossen, óng cho ràng nếu một sản phẩm có thể thoả mãn nhiều nhu cầu khác nhau thì người có sán phẩm đó sẽ phân phối nó theo cách để thu được ích lợi giới hạn như nhảu trong mọi trường hợp. Các vật có thể được sử dụng cho hiện tại hoặc cho tương lai. Tuy nhiên, tương lai là cái không chắc chắn và về mặt tâm lý. cần phíii lưu ý đến tình hình là những ham thích hiện tại khác với những ham thích tương lai. Cũng bới là yếu tố tâm lý nên mỗi người sẽ hi vọng và dự tính tương lai theo những cách khác nhau.
Trong lý thuyết này đặc biệt A. Marshall quan tâm đến sự phân tích cầu, nhằm xác định quy luật vận động của cầu.
Theo ông, quy luật chung của cầu là số lượng cầu ngày càng lớn thì giá cả càng phải nhỏ. Với giá này, số lượng được cung có thể tìm được người mua. Nhu cầu hay lịng thèm muốn một vật có thể bị thay đổi bởi sự giảm giá hàng hoá trong cạnh tranh. Hơn nữa. nhu cầu cịn có thể thay đổi bởi nhiều yếu tố khác như mốt, sở thích, sản phẩm thay thế... Ngoài ra, ơng cịn đưa ra khái niệm sức mua để giải thích cho sự biến đổi của cầu.
Từ sự nghiên cứu, ông hướng quan tâm chú ý xu hướng biến động của cầu do sự thay đổi của giá. Nguyên tắc cơ bản là khi giá thay đổi sẽ làm cho lượng cầu thay đổi theo chiều ngược lại. Tuy vậy, phản ứng của lượng cầu đối với những loại vật phẩm khác nhau là không giống nhau nếu cùng một mức giá thay đổi. Ông nói: “Một sự giảm bớt 1/10 của giá có thể làm cho số lượng hàng hoá bán ra tăng lên 1/20, 1/4 hoặc gấp đôi”. Bởi vậy, sự co giãn của cầu được gọi là mạnh hay yếu tuỳ theo số lượng cầu tăng nhiều hay ít khi giá cả hàng hố đó giảm đi. Tuy vậy, cũng phải xem xét một thực tế là độ co giãn của cầu còn phụ thuộc vào số tiền mà các cá nhân có thể chi tiêu cho việc thoả mãn nhu cầu đó. Ơng đưa ra khái niệm cầu co giãn và cầu không co giãn để phân biệt.
Cầu co giãn mạnh là những nhu cầu có mức thay đổi lớn hơn sự biến động của giá. Thí dụ, khi giá tăng 1/10 có thể làm cho cầu giảm 1/4 hoặc giảm sút hai lần. Điển hình của nhóm này là các vật phẩm xa xỉ. Ngược lại, cầu không
co giãn hoặc co giãn ít là những nhu cầu có mức biến động nhỏ hơn giá cả. Các nhu cầu càng thiết yếu bao nhiêu thì độ co giãn của cầu càng ít bấy nhiêu, thậm chí khơng co giãn trừ khi thu nhập là quá thấp. Ngoài ra, sự co giãn của cầu còn thay đổi theo thời gian do sự thay đổi các hoạt động kinh tế và các điều kiện của nó.