LÝ THUYẾT THẤT NGHIỆP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 117 - 120)

1. Ảnh hưởng của thất nghiệp

Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của các xã hội hiện đại. khi mức thất nghiệp cao. tài nguyên bị lãng phí, thu nhập của nhân dân bị giảm sút.

Về mặt kinh tế mức thất nghiệp cao là thời kỳ GNP thực tê' thấp hơn mức tiềm năng của nó. Mức thất nghiệp cao đi liền với mức cao của sản lượng bị bỏ đi hoặc không sản xuất.

Về mặt xã hội: thất nghiệp gây ra tổn thất về người, tâm lý xã hội nặng nề.

2. Các khái niệm về thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp

Những người có việc làm là những người đi làm. Còn những người thất nghiệp là những người khơng có việc nhưng đang tìm việc làm. Những người khơng có việc làm nhưng khơng tìm được việc làm là những người ngồi lực lượng lao động. Đó là những người đang đi học, trông coi nhà cửa, về hưu, quá ốm đau không đi làm được hoặc thôi khơng tìm việc làm nữa.

Tỉ lệ thất nghiệp là số người thất nghiệp chia cho toàn bộ lực lượng lao động.

Thất nghiệp tự nguyện là tình trạng thất nghiệp mà ở đó" cơng nhân khơng muốn làm việc với mức lương trên thị trường lúc đó.

Hình X.2: Thất nghiệp tự nguyện

WE là cơng nhân có việc làm với mức lương w

EF là số công nhân muốn đi làm nhưng với mức lương cao hơn w - Đó là lượng thất nghiệp tự nguyện.

Thất nghiệp khơng tự nguyện là tình trạng với mức lương cứng nhắc, không thay đổi, một quỹ lương nhất định chỉ thuê một số lượng công nhân nhất định, số còn lại muốn đi làm với mức lương đó nhưng khơng tìm được việc làm.

Ở mức lương w , số công nhân muốn đi làm nằm ở G. song các doanh nghiệp chỉ thuê ở H, do vậy HG là thất nghiệp không tự nguyện.

Thất nghiệp tạm thời phát sinh do sự di chuyển không ngừng con người giữa các vùng, các công việc hoặc là các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Do sự di chuyển mà số người tự nguyện thất nghiệp. '

Thất nghiệp cơ cấu xảy ra dọ sự mất cân đối giữa cung và cầu đối với lao động. Ví dụ, mức cầu về loại lao động này tăng lên cịn loại lao động khác thì giảm đi. Trong trường hợp đó. thay đổi cung điều chỉnh không kịp, gây ra thất nghiệp.

Thất nghiệp chu kỳ phát sinh ra khi mức cầu chung về lao động thấp. Nó gắn với giai đoạn suy thối và đóng cửa chu kỳ kinh doanh.

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên: Đây là mức mà ở đó các thị trường lao động khác biệt ở trạng thái cân bằng. Ớ một số thị trường thì cầu quá mức (hoặc nhiều việc khơng có người làm) trong khi đó ở những thị trường khác thì cung q mức (hay thất nghiệp). Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên luôn phải lớn hơn số khơng vì mức cung cầu về chủng loại hàng hoá, dịch vụ thường xuyên thay đổi, tất yếu có thất nghiệp tạm thời và cơ cấu.

Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên có xu hướng ngày càng tăng. Nguyên nhân là sự gia tăng số thanh thiếu niên, người thiểu số, phụ nữ vào lực lượng lao động; tác động của chính sách

(như trợ cấp bảo hiểm) làm cho cơng nhân thất nghiệp khơng tích cực tìm việc làm; hay cịn do thay đổi cơ cấu sản xuất...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)