Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 155 - 156)

III. LỊCH SỬ LÝ THUYẾT LỢI THẾ so SÁNH

1. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo

’D. Ricardo đã nêu ra lý thuyết lợi thế so sánh. Để chứng minh cho luận điểm của mình, ơng giả định: có hai quốc gia A và B cùng sản xuất hai loại hàng hoá, chẳng hạn là lúa mì và vải. Giả sử các điều kiện như: sở thích tiêu dùng là như nhau ở hai quốc gia; cạnh tranh hoàn hảo trong tất cả các thị trường; khơng tính đến chi phí vận tải, thuế quan và các hàng rào phi mậu dịch khác...; chỉ có năng suất lao động ở hai quốc gia là không giống nhau, chẳng hạn năng suất lao động ở nước A cao hơn nước B về cả hai loại sản phẩm. Như vậy, nước A có lợi thế tuyệt đối so với nước B cả về sản xuất lúa mì và sản xuất vải. Do năng suất lao động khác nhau nên ở nước A để sản xuất 10 tạ lúa mì phải sử dụng 10 lao động một năm, cịn nếu sản xuất 100 mét

vải phải mất tới 12 lao động một năm. Như vậy, nước A sẽ có lợi khi nhập khẩu vải và xuất khẩu lúa mì. Ở nước B việc sản xuất 100 mét vải có thể chỉ địi hỏi 8 lao động một năm, còn việc sản xuất 10 tạ lúa mì cần 9 lao động trong một năm. Do đó, nước B sẽ có lợi khi sản xuất và xuất khẩu vải để đổi lấy lúa mì. Mặc dù nước B làm ra lúa mì chỉ cần 9 lao động, ít hơn nước A, nhưng họ vẫn thích mua từ nước A nơi phải sử dụng 10 lao động một năm. Do đó, nước A sản xuất và xuất khẩu lúã mì sang nước B thì có lợi, cũng tương tự như vậy, nước B sẽ có lợi nếu sản xuất và xuất khẩu vải sang nước A. Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ trao đổi giữa lúa mì và vải cịn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như quan hệ cung - cầu; sở thích người tiêu dùng ở mỗi nước; chi phí vận chuyển... Nhưng, có thể khẳng định việc chun mơn hố sản xuất và ưao đổi sản phẩm dựa trên lợi thế so sánh theo lý thuyết Ricardo đã đem lại lợi ích cho cả hai nước A và B, nếu nước A chun mơn hố vào sản xuất và xuất khẩu lúa mì, cịn nước B chun mơn hố vào sản xuất và xuất khẩu vải.

Trong mơ hình của Ricardo về lợi thế so sánh, sự khác nhau về năng suất lao động hay kỹ thuật sản xuất giữa các quốc gia chính là nguồn gốc tạo ra lợi thế so sánh và ích lợi của sự trao đổi. Vì vậy, theo lý thuyết của Ricardo, các nước dù khơng có lợi thế tuyệt đối cũng có thể tham gia vào thương mại quốc tế nếu biết chọn mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 155 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)