Lý thuyết lợi thế so sánh của Heckscher và Ohlin: (H O)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 157 - 159)

III. LỊCH SỬ LÝ THUYẾT LỢI THẾ so SÁNH

3. Lý thuyết lợi thế so sánh của Heckscher và Ohlin: (H O)

Ohlin: (H - O)

Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo được phát triển bởi hai nhà kinh tế học Heckscher và Ohlin. Nếu mơ hình của Ricardo lý giải nguồn gốc và ích lợi của thương mại là do sự chênh lệch về năng suất của lao động bị quy định bởi sự khác nhau về trình độ kỹ thuật sản xuất ở mỗi nước, thì lý thuyết H-O giải thích điều này dựa trên cơ sở sự khác nhau về các nhân tố sản xuất có sẩn.

Lý thuyết H-O được E.Heckscher đưa ra vào năm 1919 và sau đó được Bertil Ohlin hệ thống hố lại vào năm 1933 nhằm làm sáng tỏ tác động của các nhân tố tài nguyên đến sự quyết định lựa chọn thế mạnh giữa các nước. Các giả thuyết của lý thuyết H-O như sau:

- Có hai quốc gia A và B cùng sản xuất hai loại hàng hoá giả sử là thóc (X) và vải (Y), bằng cách sử dụng hai yếu tố của sản xuất là lao động (L) và vốn (K).

- Cả hai quốc gia sử dụng cùng một kỹ thuật cơng nghệ sản xuất. Hàng hố X sử dụng nhiều lao động, hàng hoá Y sử dụng nhiều vốn ở cả hai quốc gia, nhưng khơng có khả năng đảo ngược vai trò của các yếu tố sản xuất. Có nghĩa là với hàng hố X ở cả hai quốc gia đều là hàng hoá sử dụng nhiều lao động, hàng hoá Y sử dụng nhiều vốn ở hai quốc gia.

- Sở thích tiêu dùng là như nhau ở cả hai quốc gia. - Có sự cạnh tranh hồn hảo trong tất cả các thị trường hàng hố và thị trường yếu tố sản xuất cả hai quốc gia.

- Tất cả các yếu tố sản xuất sẵn có đều được sử dụng vào sản xuất ở cả hai quốc gia với điều kiện là có sự di chuyển linh hoạt của các yếu tố sản xuất trong phạm vi quốc gia nhưng khơng có sự dịch chuyển yếu tố sản xuất trên phạm vi quốc tế.

- Tỷ lệ các yếu tố sản xuất có sẵn ở mỗi nước là khác nhau dô sự khác nhau về các điều kiện tự nhiên và xã hội. Đây chính là cơ sở, là nguồn gốc của lợi thế so sánh về một sản phẩm nào đó trong lý thuyết H-O. Một nước có nguồn lao động dồi dào, cịn nước kia có nguồn vốn dư thừa. Vậy nước cộ nhiều lao động sẽ sản xuất hàng hoá nào sử dụng nhiềú lao động, còn nước dư thừa vốn sẽ chọn sản xuất hàng hoá nào cần nhiều vốn. Cả hai nước tiến hành trao đổi hàng hoá với nhau thì sẽ đem lại lợi ích cho cả hai nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 157 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)