Sự XUẤT HIỆN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PHÁI CHÍNH HIỆN ĐẠ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 111 - 112)

TRƯỜNG PHÁI CHÍNH HIỆN ĐẠI

I. Sự XUẤT HIỆN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PHÁI CHÍNH HIỆN ĐẠI PHÁI CHÍNH HIỆN ĐẠI

Trong quđ trình phê phán học thuyết Keynes, những nhà kinh tế học tân cổ điển không thể phủ nhận vai trò ngày càng tăng của nhà nước tư bản trong điều chỉnh kinh tế, mặc dù họ chỉ thừa nhận sự can thiệp đó trong phạm vi hạn chế. Đồng thời, những nhà Keynes mới, Keynes chính thống cũng nhận thấy những khiếm khuyết trong học thuyết Keynes về việc chưa đánh giá đầy đủ vai trò của cơ chế tự điều chỉnh trong phát triển kinh tế. Vì vậy, vào những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, diễn ra sự xích lại giữa hai trường phÁi Keynes chính thống và cổ điển mới, hình thành nên kinh tế học của trường phái chính hiện đại.

Đặc điểm cơ bản của kinh tế học trường phái chính hiện đại là dựa trên cơ sở kết hợp các lý thuyết của trường phái Keynes và trường phái cổ điển mới, họ sử dụng một cách tổng hợp các quan điểm kinh tê' của các xu hướng,

trường phái kinh tế học khác để đưa ra các lý thuyết kinh tế của mình, nhằm làm cơ sở chỉ đạo hoạt động của doanh nghiệp và chính sách kinh tế của nhà nước tư sản. Điều này được thể hiện rõ nhất trong cuốn “Kinh tế học” của Paul A. Samuelson.

Paul A. Samuelson là người sáng lập ra khoa kinh tế học của trường đại học kỹ thuật Massachusets dành cho những người đã tốt nghiệp đại học ở Harvard và Chicago, là cố vấn lý thuyết cho ngân hàng dự trữ liên bang, ngân khố Hoa Kỳ và nhiều tổ chức tư nhân. Nâm 1970. ông nhận được giải thưởng Nobel về kinh tế học. Ông là tác giả cuốn “Kinh tế học” xuất bản lần đầu tiên năm 1948 tại New York (đến năm 1985 được tái bản lần thứ 12, năm 1989 được dịch ra tiếng Việt).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)