PHÁI CAMBRIDGE (ANH)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 33 - 34)

V. CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ CÚA TRƯỜNG

PHÁI CAMBRIDGE (ANH)

Cũng như ớ một số quốc gia khác, cuối thế kỷ XIX. truờng phái “cổ điển mới” xuáĩ hiện ớ Anh như là một sản phẩm kết hợp tất yếu của những tiền đề lý luận và thực tiền. Cũng chính ớ đây, trường phái "cố điển mới” xuất hiện sớm và phát triển khá rầm rộ. Có nhiều đại biếu được biết tới như w. S. Jevons (1835 - 1882). Francis Isidoro Edgeworth (1845 - 1926), H. Sidgwick (1838 - 1900). Philip Henry Wickteed ( 1844 - 1917). A. c. Pigou (.1877 - 1959)... Trong đó đặc biệt nói bật là nhũng tư tướng mói của A. Marshall (1842 - 1924). đại biếu xuất sắc của trưởng phái Cambridge (Anh).

Alfred Marshall sinh năm 1842. Cha ông. w. Marshall, một thư ký ngân hàng Anh. là người rất nghiêm khắc và mong muốn ông trớ thành một mục sư. Mặc dù không chống đối nhưng A. Marshall đã không đi theo con đường đó và theo học mơn tốn tại đại học Tổng hợp Cambridge. Năm 1867, tức lúc ông 25 tuổi, ơng bắt đầu học kinh tế

chính trị học. Thời gian này ông tham gia giảng dạy tại Oxford, rồi lãnh đạo một nhà trường ở Bristol. Năm 1884, ông trở thành giáo sư của trường đại học Tổng hợp Cambridge, nơi sau này ơng có ảnh hưởng rất lớn. Và cũng thật dề hiểu khi sau này Keynes viết về ơng: “Tất cả chúng ta. tói đểu là học trò của A. Marshall”. A. Marshall còn là người hoạt động thực tiễn quan trọng, là thành viên rất tích cực của Uỷ ban Hồng gia về lao động.

A. Marshall có nhiều tác phẩm quan trọng như: “Kinh tế cóng nghiệp” (1879) (đây là tác phấm kinh tế đầu tiên được ông viết qua cộng lác với Mary Paley (1850 - 1924). vợ cúa ông); “Những luận văn về thế hệ cũ cúa cac nhà kinh tế học và thế hệ mới’? (1896): “Công nghiệp và thương mại” (1919): “Tiền tệ. tín dụng và thương mại” (1923). Tuy vậy. tác phám nổi tiếng nhất của ổng là “Những nguyên lý của kinh tế chính trị học” (1890).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)