Trường phái Keyne sở Pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 79 - 82)

II. NHŨNG NỘI DUNG cơ BẢN CỦA HỌC THUYẾT CỦA J M KEYNES

2. Trường phái Keyne sở Pháp

Đầu những năm 40 của thế ký XX trường phái Keynes phát triển mạnh ớ Pháp. 0 đây xuất hiện hai trào lun khác nhau trong việc vận dụng lý thuyết của Keynes. Một trào lưu muốn áp dụng nguyên vẹn lý thuyết Keynes mà không sửa đổi. bổ sung. Một trào lưu khác chủ trương áp dụng nhưng có sửa đổi bổ sung một ít. Đối với trào lưu này, mặc dù tán thành tư tưởng nhà nước can thiệp vào kinh tế, nhưng họ phê phán việc sử dụng công cụ lãi suất để điều chinh kinh tế. Họ đặt vấn đề về sử dụng công cụ kế hoạch hố để điều chính nền kinh tế, bảo đảm nhịp độ phát triển kinh tế thích hợp và thay đổi được cơ cấu của nền kinh tế quốc dân. Theo họ kế hoạch hố là cơng cụ điều tiết tổng hợp các hoạt động của các đơn vị kinh tế, để phối hợp điều chỉnh nhà nước với lợi ích tư nhân của tư bản độc quyền.

Theo các nhà kinh tế học Pháp, trong nền kinh tế cần có "các đơn vị chỉ huy", đó là các cơng ty lớn chi phối hoạt động của các lĩnh vực kinh tế. Thực chất đây là các đơn vị kinh tế của các nhóm tư bản độc quyền. Sự hoạt động của các nhóm độc quyền này, theo họ, là khơng thống nhất và phát triển không đều nếu nhà nước phải đứng ra trước hết là

làm trọng tài và đồng thời là lực lượng để phối hợp, nhằm bảo đảm sự hoạt động ăn khớp và tăng trướng nhịp nhàng.

Về tính chất kế hoạch hố, các nhà kinh tế học Pháp chia nó ra làm hai loại là kế hoạch hoá "mệnh lệnh” và kế hoạch hoá "chi dẫn". Trong đó, theo họ. kế hoạch hố mệnh lệnh là kế hoạch hố có tính chất pháp lệnh tập trung quan liêu. Họ gọi đó là kế hoạch hố xã hội chủ nghĩa. Kê' hoạch hoá chi dẫn là kế hoạch hoá dựa trên nguyên tắc xây dựng một loạt các mục tiêu, biện pháp, và cơng cụ có tính chất định hướng, qua đó hướng dẫn các xí nghiệp. Các chỉ tiêu trong kế hoạch hố chí dẫn được xây dựng trên cơ sở thị trường và nó được thay đổi, điều chỉnh khi tình hình thị trường có sự thay đổi. Các chí tiêu bắt buộc chỉ có thể được đặt ra cho một số xí nghiệp nhà nước mà thơi. Họ cho rằng kế hoạch hố ở Pháp là kế hoạch hoá chỉ dẫn. Tư tưởng kế hoạch hoá định hướng nền kinh tế quốc dân xuất phát từ thị trường được nghiên cứu và áp dụng trong thời gian dài ở Pháp. Ngày nay nó được coi như một cơng cụ điều tiết vĩ mơ có hiệu quả, là một bộ phận không thể thiếu được của “nền kinh tế hỗn hợp” và phản ánh tính tất yếu của các nền kinh tế có tính xã hội hố cao.

Nhận xét chung: Lý thuyết của J. M. Keynes xuất hiện như là một tất yếu của lịch sử. Trong một thời gian dài lý thuyết này đã được đánh giá rất cao. Sự xuất hiện lý thuyết của Keynes là sự thay đổi có tính chất quyết định về tư duy kinh tế, đặc biệt là về vai trò can thiệp của nhà nước và hệ thống chính sách, các cơng cụ kinh tế được nhà nước sử dụng.

Tuy vậy lý thuyết này vẫn còn nhiều hạn chê' cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn phát triển của nhiều nước tư bản.

Mục đích bao trùm của lý thuyết “việc làm” của J. M. Keynes là thơng qua việc sử dụng các chính sách và công cụ kinh tê' để Nhà nước chủ động nhằm giải quyết vấn đề thất nghiệp, duy trì tăng trưởng và điều tiết chu kỳ kinh tế, chống khủng hoảng. Song qua thực tế vận dụng lý thuyết này, ngay cả đối với các nước mà nó được đánh giá rất cao như ở Anh và Mỹ, kết quả đạt được không như điều mà họ mong muốn. Trong các nước TBCN phát triển, đội quân thất nghiệp và bán thất nghiệp lại tăng lớn. Trong một loạt ngành sản xuất quan trọng thường xuyên không sử dụng hết công suất, khủng hoảng kinh tế chu kỳ xảy ra thường xuyên.

Khi sử dụng cơng cụ lãi suất để kích thích đầu tư và góp phần ổn định kinh tế, kết quả cũng khơng đạt được như dự kiến vì Keynes chưa tính đến một xu hướng thực tế là việc di chuyển của các luồng tư bản từ nước này sang nước khác. Việc nâng lãi suất thu hút thêm đầu tư tư bản nước ngồi, do đó làm tăng thêm đầu tư . Ngược lại việc giảm lãi suất trong thời kỳ suy thối để kích thích đầu tư gia tăng sản xuất cũng khơng thực hiện được vì tư bản lại được gửi ra nước ngồi, đến noi có lãi suất cao. Việc phát hành thêm tiền giấy đưa vào lưu thông khơng những khơng xố bỏ được thất nghiệp, ngược lại còn làm cho lạm phát càng trầm trọng hơn. Đặc biệt chủ trương tăng đầu tư cơng cộng, giải quyết việc làm, thậm chí ủng hộ cho việc chạy đua vũ trang, quân sự hoá nền kinh tế cũng không giải quyết được khủng hoảng kinh tế và nạn thất nghiệp. Từ đó vào giữa những năm 50 đặc biệt những năm 60-70, sự phê phán trường phái Keynes trở nên mạnh mẽ hơn. Đặc biệt với sự phục hồi lý thuyết tự do kinh doanh của trường phái cổ điển mới.

Chương IX

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)