Lý thuyết chu kỳ tiền tệ và thu nhập quốc dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 95 - 98)

III. CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI TRỌNG TIỀN HIỆN ĐẠI Ở MỸ

b. Lý thuyết chu kỳ tiền tệ và thu nhập quốc dân.

Đây là lý thuyết nổi tiếng của M.Friedman và phái trọng tiền hiện đại. Lý thuyết tiền tệ của trường phái trọng tiền hiện đại nhằm điều tiết mức cung tiền tệ và chống lạm phát. Nội dung khái quát của lý thuyết này như sau:

+ Thứ nhất, thuyết trọng tiền cho rằng mức cung tiền tệ

là nhân tố có tính chất quyết định đến việc tăng sản lượng quốc gia.

Friedman và những người theo phái trọng tiền hiện đại cho rằng, các biến số của kinh tế vĩ mô như giá cả, sản lượng, việc làm phụ thuộc vào mức cung tiền tệ, chứ không phải phụ thuộc vào chính sách tài chính. Điều này trái ngược với lý luận của trường phái Keynes. Theo Keynes, chính sách tài chính (thuế và chi tiêu ngân sách) ảnh hưởng đến các biến số kinh tế vĩ mơ. Cịn các nhà kinh tế học trọng tiền hiện đại lập luận rằng: chính sách tài chính chỉ liên quan tới phân phối thu nhập quốc dân cho quốc phòng và tiêu dùng công cộng.

Mức cung tiền tệ thường không ổn định và phụ thuộc vào quyết định chủ quan của chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương. Nếu Ngân hàng trung ương phát hành

khơng đủ tiền thì chi tiêu của dân chúng giảm xuống dẫn đến giảm tổng cầu, làm thu hẹp sản xuất, suy thoái kinh tê' và thất nghiệp sẽ xảy ra. Còn nếu phát hành thừa tiền làm cho mức cầu tiêu dùng tăng lên cao sẽ gây ra lạm phát.

Về cầu tiền tệ: M.Fredman đưa ra khái niệm “tính ổn

định cao của cầu tiền tệ". Theo ông, mức cầu tiền tệ được quyết định bởi thu nhập. Mức cầu danh nghĩa về tiền được xác định một cách khái quát theo công thức sau:

Md = f(Yn, i)

Trong đó: Md: mức cầu danh nghĩa về tiền Yn: Thu nhập quốc dân danh nghĩa

i: Lãi suất danh nghĩa

Phân tích cơng thức trên, những người trọng tiền hiện đại cho rằng lãi suất khơng có tác động đến lượng cầu về tiền mà sự thay đổi cầu về tiền tệ phụ thuộc vào sự thay đổi của thu nhập, cả thu nhập thường xuyên và thu nhập tức thời.

Do đó, cơng thức cầu về tiền tệ được trình bày dưới dạng đơn giản là:

Md = f(Yn)

Như vậy, mức cầu về tiền theo phái trọng tiền hiện đại là hàm thu nhập (Y), đối với phái Keynes lại là hàm của lãi suất (i).

Khi phân tích cầu về tiền, M.Friedman coi tốc độ lưu thông (chu chuyển) tiền tệ là một tham số kinh tế cơ bản. Ông cho rằng, khi thu nhập thực tế gia tăng, nhưng dự trữ tiền dân chúng hay tổ chức Ngân hàng tăng hơn thu nhập thực tế, thì chứng tỏ tốc độ lưu thơng của tiền tệ đang chậm đi.

Với một mức cầu tiền tương đối ổn định, trong khi đó, mức cung tiền tệ lại có tính chất khơng ổn định, vì nó khơng phụ thuộc vào các quyết định chủ quan của các cơ quan quản lý tiền tệ, cho nên. việc phát hành ra quá nhiều haỵ qu.í ít liền lệ sẽ dẫn đến lạm phát hoặc khủng hoảng kinh tê.

Xuất phát từ đó, Friedman giải thích ngun nhân khủng hoảng kinh tế ở Mỹ 1929 - 1933 là do hệ thống dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã phát hành một khối lượng tiền tệ ít hơn so với mức cầu tiền tệ, do đó khơng có đủ tiền để mua hàng và dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa. Như vậy. mức cung tiền tệ có ảnh hưởng quyết định đến tình trạng của nền kinh tế. Từ đó ơng đưa ra đề nghị thực tiễn về chu kỳ tiền tệ và thu nhập quốc dân. với tư tưởng cơ bản là chủ động điều tiết mức cung tiền tệ trong từng thời kỳ phát triển. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, nên tãng khối lượng tiền tệ, còn trong thời kỳ hưng thịnh nên giám mức cung tiền tệ. Song nhìn chung, tiền tệ phải được điều chỉnh theo một nguyên tắc cố định. Mức cung tiền tệ cần tăng lên theo một tỉ lệ ổn định từ 3 - 4% trong một năm. Ông cho rằng, việc tăng lượng tiền tệ một cách ổn định sẽ làm cho thu nhập quốc dân cũng tăng lên một cách ổn định. Điều đó cho phép ngăn chặn những xáo trộn trong nền kinh tế. ổn định giá cả và đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định.

+ Thứ hai, phái trọng tiền xuất phát từ chỗ cho rằng,

giá cả hàng hoá phụ thuộc vào khối lượng tiền tệ, nên họ rất quan tâm tới vấn đề ổn định giá cả và chống lạm phát.

Xuất phát từ công thức MV = PQ suy ra V = PQ/M. Vì giả định V: tốc độ lưu thơng tiền tệ là ổn định, Q: sản lượng không phụ thuộc, hoặc phụ thuộc rất ít vào M. nên sự thay đổi M sẽ làm thay đổi giá cả (P). Nếu M tăng thì giá cả tãng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)