Lý thuyết về “cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých từ bên ngoài"

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 138 - 140)

V. LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIEN KỈNH TẾ ĐƠÌ VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIEN

2. Lý thuyết về “cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých từ bên ngoài"

từ bên ngoài"

Lý thuyết này do nhiều nhà kinh tế học tư sản, trong đó có Paul A.Samuelson đưa ra. Theo các nhà kinh tế học này, để tăng trưởng kinh tế nói chung phải bảo đảm bốn nhân tố là nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu tư bản và kỹ thuật.

Vé nhân lực. Ở những nước nghèo, tuổi thọ trung bình

thấp, đạt khoảng 57 - 58 tuổi, trong khi, ở các nước tiên tiến là 72 - 75 tuổi. Vì vậy, phải kiểm sốt bệnh tật, nâng cao sức khoẻ và mức dinh dưỡng để họ làm việc có năng suất cao hơn. Điều đó địi hỏi phải xây dựng bệnh viện, hệ thống bảo vệ sức khoẻ, coi đó là những vốn xã hội có lợi ích sống cịn, chứ khơng phải là hàng xa xỉ phẩm. Ớ các nước đang phát triển, số người lớn biết chữ chỉ chiếm 32 - 52%, do đó, phải đầu tư cho chương trình xóa nạn mù chữ; trang bị cho con người những kỹ thuật mới trong nông nghiệp, công nghiệp, gửi những người thông minh nhất đi nước ngoài để lấy về kiến thức và kỹ thuật kinh doanh. Phần lớn lực lượng lao động của các nước đang phát triển làm việc trong lĩnh vực nơng nghiệp (70%), do vậy, phải chú ý tới tình trạng thất nghiệp trá hình, tức là lao động ở nơng thơn có năng

suất khơng cao, sản lượng khơng giảm nhiều khi lao động nông thôn chuyển sang công nghiệp. 1

Vé tài nguyên thiên nhiên: Các nước đang phát triển

thơng thường có diện tích nhỏ bé, nghèo tài ngun khống sản, trong khi dân số đông. Đối với các nước này, đất đai nông nghiệp là yếu tố quan trọng nhất. Vì thế, việc sử dụng đất đai có hiệu quả có tác dụng làm tăng sản lượng quốc dân. Muốn vậy, phải có chế độ bảo vệ đất đai, phân bón canh tác, thực hiện tư hữu hố đất đai để kích thích chủ trại đầu tư vốn và kỹ thuật.

Về cơ cấu tư bản: Ở các nước nghèo, năng suất lao

động thấp chỉ bảo đảm cho dân cư có mức sống tối thiểu, khơng có tiết kiệm. Do đó, khơng có tư bản để phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng. Để có tư bản các nước này phải nhập khẩu tư bản, phải vay nước ngoài. Trước đây, các nước phát triển cũng có đầu tư vào các nước đang phát triển. Q trình này cũng mang lại lợi ích cho cả hai bên. Nhưng gần đây, do phong trào giải phóng dân tộc đe doạ sự an tồn của tư bản đầu tư, vì thế vốn đầu tư của tư bản vào những nước nghèo có phần hạn chế, các nước tư bản khơng muốn gửi tiền ra nước ngồi. Hơn nữa, hầu hết các nước đang phát triển là những con nợ lớn và khơng có-khả năng trả nợ cả gốc và lãi. Vì vậy ở các nước nghèo, tư bản đối A'ớĩ họ là vấn đề nan giải.

Về kỹ thuật: Các nước đang phát triển, có trình độ kỹ

thuật rất kém. Nhưng các nước này có lợi thế là có thể bắt chước kỹ thuặt và cơng nghệ của các nước đi trước. Việc

bắt chước kỹ thuật và công nghệ là con đường rất hiệu quả để nhanh chóng nắm được khoa học, cơng nghệ, quản lý và kinh doanh vì sự nghiệp phát triển.

Nhìn chung, ở các nước đang phát triển, bốn nhân tố trên đây và việc kết hợp chúng đang gặp trở ngại lớn ở nhiều nước khó khăn lại càng tăng thêm trong “Cái vòng luẩn quẩn" của sự nghèo khổ.

Cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ:

Đối vói các nước đang phát triển, để phát triển cần có “cú huých từ bên ngồi” nhằm phá “cái vịng luẩn quẩn" ở nhiều điểm. Điều này có nghĩa là phải có đầu tư của nước ngoài vào các nước đang phát triển. Muốn vậy, phải tạo ra điều kiện thuận lợi nhằm kích thích tính tích cực đầu tư của tư bản nước ngoài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 138 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)