Quan điểm của Karl Marx và V.I.Lênin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 149 - 151)

I. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ ÍCH LỢI CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ NHỮNG CÔNG cụ CHÍNH

e. Quan điểm của Karl Marx và V.I.Lênin

Vào giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển và mở rộng sự thống trị ra các nước trên thế giới. Với sự phát triển mạnh của sản xuất hàng hoá TBCN, khối lượng hàng hoá trong nước nhiều lên, trao đổi càng phát triển, thị trường được mở rộng vượt biên giới quốc gia. Thương mại quốc tế phát triển, ngày càng trở thành phương tiện làm giàu và mở rộng sự thống trị của chủ nghĩa tư bản. Karl Marx nghiên cứu vấn đề thương mại quốc tế và khẳng định: thị trường quốc tế, thương mại quốc tế là đòn bẩy mạnh nhất để phát triển kinh tế tư bản.

Marx còn chỉ rõ, bất cứ lúc nào cũng có xuất khẩu và nhập khẩu kim loại quý qua lại giữa các nước; thương mại quốc tế xuất khẩu và nhập khẩu cả kim loại quý, kim loại quý chạy ra nước ngoài và đều trở về theo quy luật nhất định. Chẳng hạn, việc xuất khẩu bạc sang châu Á đã phát triển một cách phi thường, trước hết là buôn bán của châu Âu, Mỹ với châu Á, số bạc do châu Âu xuất khẩu đã được bù lại một phần lớn bằng số vàng đã nhập vào.

Marx đã nghiên cứu tỷ giá hối đoái, chỉ ra mối liên hệ giữa biến động tỷ giá hối đoái với khủng hoảng kinh tế. Theo Marx, khủng hoảng thật sự bao giờ cũng nổ ra sau khi tỷ giá hối đoái bị đảo lộn, nghĩa là khi nhập khẩu kim loại

quý trội hơn việc xuất khẩu. Nhưng khi kim loại quý bị chạy ra nước ngồi thì phần lớn đều biểu hiện của triệu chứng ngoại thương bị thay đổi. Bởi vậy, tỷ giá hối đối

chính là phong vũ biểu cho sự vận động của vật liệu tiền tệ trên quy mô quốc tế, thị giá hối đoái phát sinh trên cơ sở

thương mại phát triển. Khi phân tích bảng cân đối thương mại của nước Anh, Marx khẳng định: tỷ giá nước ngoài biến đổi do những nguyên nhân như chênh lệch lúc đó phải thanh tốn, dù lý do gì; tiền của nước đó bị mất giá, dù là tiền gì và sự biến động về giá trị so sánh giữa bạc và vàng nếu hai nước dùng hai kim loại đó làm đồng tiền.

Khi chủ nghĩa tư bản phát triển chuyển mạnh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền và nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ra đòi, Lênin nghiên cứu về thương mại quốc tế trong điều kiện mới và đưa ra lý luận thị trường, lý luận độc quyền ngoại thương. Tán thành quan điểm của Marx về sự phân công lao động xã hội là điều kiện tiền đề của sản xuất và lưu thông hàng hố, Lênin cũng cho rằng phân cơng lao động xã hội là căn cứ quy định thị trường. Vói ứình độ phân cơng lao động xã hội thấp kém, thị trường bó hẹp trong từng khu vực, địa phương. Với trình độ phân cơng lao động cao trong tồn bộ xã hội thì có thị trường quốc gia. Với trình độ phân cơng lao động quốc tế thì có thị trường quốc tế. Lênin đánh giá cao vai trò ngoại thương trong phát triển kinh tế, đặc biệt là ưong thời kỳ quá độ lên CNXH và chủ trương thực hiện độc quyền ngoại thương. Lênin viết: “Biên giới của chúng ta được giữ vững chủ yếu không phải bằng sự bảo hộ tồn tại của thuế quan hay sư bảo hộ của biên phòng, mà bằng sự tồn tại của chế độ

độc quyền ngoại thương". Ơng cịn chỉ rõ: trong độc quyền ngoại thương có độc quyền ngoại tệ. Tuy vậy, bất kỳ sự độc quyền nào cũng gây ra thối nát và trì ưệ. Bản chất của CNTB là độc quyền thống trị, song độc quyền sẽ làm mất động lực phát triển nên chủ nghĩa tư bản có chủ trương chống độc quyền. Bản chất của chủ nghĩa xã hội không phải là độc quyền mà lợi dụng độc quyền trong chừng mực nhất định để bảo vệ sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 149 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)