Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của các nước chá uÁ gió mùa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 143 - 145)

V. LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIEN KỈNH TẾ ĐƠÌ VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIEN

d. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của các nước chá uÁ gió mùa.

gió mùa.

Người đưa ra lý thuyết này là nhà kinh tế Nhật Bản Harry Tơshima. Theo ơng, mơ hình tăng trưởng của Athur Lewis khơng có ý nghĩa thực tế với tình trạng dư thừa lao động trong nơng nghiệp gió mùa. Bởi vì, nền nơng nghiệp lúa nước vẫn thiếu lao động trong các đỉnh cao của thời vụ và chỉ thừa lao động trong mùa nhàn rỗi. Vì vậy, ơng đưa ra mơ hình tăng trưởng mới.

Trong mơ hình này, sự phát triển được bắt đầu bằng việc giữ lại lao động nông nghiệp nhưng phải tạo thêm nhiều việc làm thu hút lao động nông nhàn bằng cách tăng vụ, xen canh và đa dạng hoá cây trồng. Đồng thời, phải tạo ra công ăn việc làm cho nông dân trong lúc nông nhàn bằng cách phát triển các ngành nghề trong kinh tế nông thôn. Chỉ có như vậy mới nâng cao được thu nhập của người nông dân, mở rộng được thị trường nội địa cho các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển và nhờ đó, lao động dư thừa trong nơng nghiệp mới được sử dụng hết. Khi thị trường lao động thu hẹp hơn thì tiền lương thực tế sẽ tăng nhanh; hầu hết nơng trại, xí nghiệp phải chuyển sang cơ giới hoá và việc thay thế lao động bằng các loại máy móc nhỏ này sẽ làm

năng suất lao động tăng lên và tổng sản phẩm quốc dân GNP tính theo đầu người (hay đầu lao động) sẽ tăng nhanh khi sử dụng hết lao động trong nông nghiệp.

Như vậy, đối với những nước đang phát triển từ một nền kinh tế nông nghiệp, muốn đẩy mạnh tăng trưởng cần phải tập trung vào việc phát triển trước hết là ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn, để tạo ra thị trường cho công nghiệp và dịch vụ phát triển.

Chương XII

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 143 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)