Vai trị của chính phủ trong kinh tế thị trường xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 89 - 91)

II. CHỦ NGHĨA KINH TẾ Tự DO MỚI Ở CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC (LÝ THUYẾT VỀ "NEN

d. Vai trị của chính phủ trong kinh tế thị trường xã hội.

Nền kinh tế thị trường xã hội được xây dựng trên cơ sở sáng kiến cúa cá nhân và cạnh tranh có hiệu quả. Vì vậy. Nhà nước chỉ can thiệp vào những nơi cạnh tranh khơng có hiệu quả và những nơi có chức năng bảo vệ cạnh tranh nhằm kích thích các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường xã hội mà không thể trao vào tay tư nhân. Sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường xã hội phải tuân theo hai nguyên tắc: nguyên tắc hỗ trợ và nguyên tắc tương hợp với thị trường.

Nguyên tắc hỗ trợ xác định sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế ở mức độ hợp lý. Sự hỗ trợ của Nhà nước phải bảo vệ và khuyến khích các nhân tố cơ bản của kinh tế thị trường xã hội. như: cạnh tranh có hiệu quả; ổn định tiền tệ; bảo vệ sớ hữu tư nhân, bảo đảm an ninh và công bằng xã hội.

Nguyên tắc tương hợp đòi hỏi Nhà nước phải tạo ra sự hài hoà giữa các chức năng của Nhà nước và thị trường. Nhà nước hoạch định các chính sách kinh tế phù hợp với sự vận động của nền kinh tế thị trường; đổng thời đảm bảo các

mục tiêu kinh tế-xã hội của mình. Trong đó gồm có những chính sách:

+ Chính sách tận dụng nhân lực. Để thực hiện chính sách này. Chính phủ Đức đã hỗ trợ cho việc phát triển và mở rộng nhanh chóng các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tạo nhiều việc làm, tận dụng lao động.

+ Chính sách tăng trướng. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Chính phủ Đức hỗ trợ cho một chương trình vùng - nơi có lợi thế về tài nguyên và nhân lực trong việc sản xuất một loại sản phẩm nào đó quyết định đến việc tăng trưởng GNP.

+ Chính sách chống chu kỳ. Đối với chính sách này, Chính phủ Đức thực hiện mua nhiều trong giai đoạn khủng hoảng, hàng hố ứ đọng và mua ít trong thời kỳ hưng thịnh thay cho việc giảm thuế.

+ Chính sách thương mại. Đối với chính sách này, Chính phủ Đức tránh hoặc hạn chế đến mức thấp nhất thực hiện các biện pháp bảo hộ mậu dịch, nhất là trong lĩnh vực cơng nghiệp.

Những chính sách kinh tế trên đây của Chính phủ Đức, không chỉ thể hiện nguyên tắc tương hợp giữa các hoạt động kinh tế của Nhà nước với thị trường, mà cịn là các chính sách cơ bản để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và ổn định nền kinh tế Đức.

"Chủ nghĩa tự do kinh tế mới” ra đời ở Đức, thể hiện ở lý thuyết về “nền kinh tế thị trường xã hội", được Chính phủ Đức vận dụng để hoạch định các chính sách kinh tế suốt từ

sau chiến tranh Thế giới lần thứ hai tới nay đã thu được những thành tựu to lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)