I. LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN
4. Vê lý thuyết chu kỳ sản xuất
Phân tích sản xuất và lưu thơng hàng hố trong chủ nghĩa tư bản. Marx chỉ ra nguyên tắc cơ bản của sự vận động của tiền và hàng trên thị trường là phải đảm bảo sự thống nhất giữa giá trị và hiện vật. Lưu thơng hàng hố phải đàm bảo sự phù hợp giữa khối lượng hàng hoá mua và khối lượng hàng hoá bán. Nếu khối lượng hàng cần bán và sức mua của người tiêu dùng khơng phù hợp sẽ dẫn đến khoảng cách, nếu khống cách này quá lớn thì sẽ gây ra khung hoảng. Khủng hoảng của Chủ nghĩa tư bản thường là khủng hoáng thừa, xáy ra khi cung quá mức mà cầu có khả năng thanh tốn q thấp. Marx phân tích nguyên nhân chủ yêu của khủng hoảng thừa là do thiếu cầu tiêu thụ, do sự tích luỹ tư bản trong điều kiện cấu tạo hữu cơ (C/V) tãng lên tạo ra nhân khẩu thừa tương đối, làm giảm tiền công của công nhân; do sức tiêu thụ của nhà tư bản cũng bị giới hạn bởi nhu cầu tăng tích luỹ tư bản của họ. Theo Marx, khủng hoảng là một giải pháp nhằm khôi phục lại thế cân bằng đã bị rối loạn. Nhưng, sau khủng hoảng nền kinh tê' trở nên tiêu điều. Để thốt khỏi tình trạng này các nhà tư bản phải tiến hành đổi mới tư bản cố định với quy mô lớn làm cho nền kinh tế tiến đến phục hồi, hưng thịnh. Marx kết luận: quá trình phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa diễn ra theo chu kỳ: khủng hoảng -> tiêu điều -> phục hồi -> hưng thịnh. Để giúp các nhà tư bản đổi mới tư bản cơ định, thốt khỏi khủng hoảng, cũng như khắc phục tính chu kỳ trong vận động của nền kinh tế, theo Marx, các chính sách kinh tế
của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng; đặc biệt là chính sách khuyến khích nâng cao mức cầu hiện có, kích thích đầu tư.