TRƯỜNG PHÁI "KINH TẾ HỌC vĩ MÔ Dự ĐOÁN HỢP LÝ" (REM) ở MỸ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 106 - 111)

ĐỐN HỢP LÝ" (REM) ở MỸ

1. Q trình hình thành trường phái REM (Rational Expectation Macroeconomic) và các đại (Rational Expectation Macroeconomic) và các đại biểu tiêu biểu.

Các tư tưởng về dự đoán kinh tế xuất hiện trong lý thuyết Keynes. Trong mơ hình nghiên cứu của mình, trường phái Keynes giả định là ở các tác nhân kinh tế thường mắc một thứ bệnh cận thị nào đó chẳng hạn như người làm thuê, họ đòi hỏi trước hết là tiền lương danh nghĩa cao. Bởi vậy. họ sẽ là nạn nhân của ảo ảnh tiền tệ về sau, dần từng bước, các nhà kinh tế học trường phái Keynes mới đã trở lại với tư tưởng về một người kinh tế hợp lý, tức là con người có đủ năng lực để tự thích ứng với chính sách kinh tế. Xây dựng một.mơ hình kinh tế vĩ mơ, các đại biểu trường phái REM, cho rằng các tác nhân kinh tế có những dự đốn thích nghi và tiến xa hơn là có dự đốn hợp lý. Các dự đốn hợp lý có thể nói lên rằng các tác nhân kinh tê' có đủ bản lĩnh để dự kiến tương lai một cách sát, đúng giúp cho họ tránh được những thua thiệt. Có nghĩa là chẳng mù quáng, cũng chẳng cận thị, người kinh tế hợp lý thấy trước được tương lai một cách có lý tính với độ tin cậy cao.

Những năm 30 của thế kỷ XX, cả Thomas Sargent. Lucas, Prescot và Wallas đều là những người theo lý thuyết Keynes, nhưng sau đó họ đoạn tuyệt lý thuyết Keynes, và có những chuyển biến triệt để trong quan điểm của mình. Từ năm 1969 trở đi, một xu hướng dùng thêm nhiều yếu tố của lý thuyết tạo thêm nhiều tối ưu (một hàm tối ưu hố. một chương trình thời gian tối ưu hố về đầu tư, một chương trình thời gian tối ưu hố về ví tiền) đã biểu hiện rõ trong các mơ hình theo lý thuyết Keynes. Năm 1965 đã có ví dụ thực hành về xây dựng cân đối bộ phận. Song, thời điểm then chốt ra đời trường phái REM là vào năm 1969, khi R.Lucas cùng L.Rapping công bố một bài báo quan trọng “Về tiền lương thực tế, việc làr.: và lạm phát" . Từ đó về sau, "dự đốn họp lý" trở thành một khuynh hướng lý luận chống lại lý thuyết Keynes trong môn kinh tế học vĩ mô.

Sau năm 1969, Rapping quay trở lại gia nhập vào trường phái hậu Keynes, còn Lucas tiếp tục lý thuyết Dự đoán hợp lý và trở thành đại biểu xuất sắc nhất của trường phái này.

Robert Lucas nhận học vị tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp Chicago năm 1964, rồi giảng dạy . ở Đại học Tổng hợp Carnegie - Mellon đến năm 1975. Sau đó ơng về Chicago để giảng dạy.

Năm 1972, Robert Lucas cơng bố bài "Tính chất trung lập của tiền tệ và các dự đốn". Năm 1975. ơng cơng bố bài “Mơ hình cân đối cho chu kỳ kinh doanh”.

2. Nội dung chủ yếu lý thuyết dự đoán hợp lý

Dự đoán hợp lý có thể hiểu là một ý định nhằm vận dụng các nguyên tắc của kinh tế học cổ điển vào tất cả mọi vấn đề kinh tế nói chung và vào chính sách kinh tế vĩ mơ

nói riêng. Dự đốn hợp lý sẽ nhìn thấy trước được rằng các quy tắc quyết định và các quá trình hình thành dự đốn của các tác nhân, các cá nhân thay đổi mỗi khi Chính phủ thay đổi chính sách kinh tế.

Lý thuyết dự đoán hợp lý được xây dựng trên hai giả định: Một là, giá cả và tiền lương phải đươc linh hoạt để mức cung cầu cân bàng nhau ở các thị trường. Hai là, ứng xử kinh tế của các tác nhân, cá nhân đều dựa trên dự đoán hợp lý xuất phát từ những thơng tin hạn chế mà mình có. Từ hai điểm cơ bản này, trường phái dự đoán hợp lý tập trung lý giải hai vấn đề quan trọng là việc làm. thất nghiệp và hiệu quả của chính sách kinh tê' của Nhà nước.

D: Tổng cầu; S: Tổng cung

Sơ đồ trên cho thấy, mức sản xuất và giá cả được xác định tại giao điểm E của hàm tổng cung. Đường tổng cung (S) là đường thẳng đứng sao cho sản xuất trùng với mức thu nhập (Yn) đáp ứng mọi thay đổi của tổng cầu. Vậy, nếu các chính sách của Nhà nước làm thay đổi mức tổng cầu là khơng hiệu quả. Yn chính là mức cung tương ứng với trạng thái cân bằng của thị trường lao động với một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Từ đó suy ra rằng, Yn là mức cung tự nhiên hoặc mức thu nhập tự nhiên đối với nền kinh tế.

Giả sử Chính phủ có các giải pháp nào đó trong một thời gian đầu làm tăng mức cung, chẳng hạn, giải pháp làm tăng thu nhập danh nghĩa và tổng cầu về tiền, thì tỷ số tiền lương danh nghĩa sẽ tăng và nếu người lao động cũng coi đó tương đương như tăng lương thực tê' thì việc làm cũng tăng, sản xuất sẽ tăng theo (nhưng chỉ tạm thời) đến mức cao hơn Yn.

Nhưng, nếu đưa sản xuất tăng tới mức mà hiệu suất của lao động giảm đi, thì giá cả sẽ tăng so với lương danh nghĩa và lương thực tế lại giảm đi, do đó, người lao động khơng muốn đi làm và nạn thất nghiệp quay trở lại điểm xuất phát của nó và sản xuất quay trở lại điểm Yn. Tại vị trí này, lựcttỊg danh nghĩa và giá cả đều cao (đổ thị cầu danh nghĩa cắt đổ thị cung ở phía trên tại điểm E').

Mặc dù tiền lương có tăng nhưng giá tư liệu sìhh hoạt cũng tăng, cơng nhân thấy rằng họ không được lợi nên họ sẽ không tăng cung lao động. Trong trường hợp đó tiền lương, giá cả tăng lên làm tăng lạm phát, còn nạn thất nghiệp vẫn không thay đổi. Như vậy, theo trường phái lý

thuyết dự đốn duy lý, vì giá cả và tiền lương linh hoạt nên hầu hết thất nghiệp là tự nguyện. Điều này ngược với các nhà kinh tế học trường phái chính. Các nhà kinh tế học trường phái chính cho rằng vì giá cả và tiền lương là cứng nhấc, chậm thay đổi cho nên phần lớn thất nghiệp là không tự nguyện.

Theo trường phái REM trình độ hiểu biết của người lao động sẽ ảnh hưởng tới tình hình thất nghiệp và do vậy mà tác động tới chu kỳ kinh tế. Với tư tưởng đề cao năng lực của cơng dân trong việc nhìn nhận sáng suốt, hiểu biết chính xác hết thảy mọi chính sách kinh tế để phục vụ cho những lựa chọn của họ, trường phái REM cho rằng, các công dân khơng thể bị đánh lừa bởi những chính sách kinh tế của Chính phủ. Chẳng hạn, chính sách tăng lương của Chính phủ trên đây khơng đem lại hiệu quả, bởi vì nó khơng làm cho cơng nhân tăng cung lao động do họ biết được sẽ khơng có lợi trong việc tăng lương này. Do đó theo các đại biểu của trường phái REM, Nhà nước dường như bất lực, khơng có khả năng để phản ứng. chẳng có được “dự đốn về những dự đốn". Mọi chính sách dựa vào một quy tắc ổn định sẽ khơng có bất cứ một cơ may nào đạt được mục tiêu phát triển sản xuất, đẩy lùi thất nghiệp. Điều này chứng tỏ trường phái REM tiếp tục tư tưởng kinh tế tự do trong điều kiện mới, bằng nhiều cách chủ trương đề cao sự quay trở về với cá nhân và sự vận hành tự nhiên của các thị trường.

Chương X

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)