Các quan điểm của chủ nghĩa trọng thương vê thương mại quốc tê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 146 - 147)

I. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ ÍCH LỢI CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ NHỮNG CÔNG cụ CHÍNH

b. Các quan điểm của chủ nghĩa trọng thương vê thương mại quốc tê

thương mại quốc tê

Khi kinh tế hàng hoá phát triển mạnh hơn trước, cùng với những phát kiến mói về địa lý, thị trường trong nước được mở rộng ra khỏi biên giới quốc gia, thương mại quốc tế đã phát triển mạnh. Trường phái trọng thương là trường phái đầu tiên đánh giá cao vai trị của thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng. Họ đã coi thương mại quốc tế nói riêng và thương mại nói chung là nguồn gốc duy nhất của của cải, nguồn gốc của sự giàu có. Trong đó, vai trị của ngoại thương được đề cao hơn so với nội thương: ngoại

thương là máy bơm tiền, còn nội thương là ống dẫn tiền.

Các nhà kinh tế trọng thương cho rằng, phương tiện đặc biệt để làm tăng của cải vật chất và tiền bạc cho một quốc gia là ngoại thương; còn việc thu tặng vật từ nước khác, cướp bóc thuộc địa, cướp bóc các nước lạc hậu về làm giàu cho quốc gia là cách làm giàu không vững bền và đem lại kết quả nhỏ bé. Họ cũng nêu ra nguyên tắc hoạt động ngoại thương là phải đảm bảo xuất siêu: “hàng nãm bán cho người nước ngồi vói khoản tiền lớn hơn nhiều so với số tiền chúng ta mua vào". Để đạt được như vậy, theo họ, cần phải giảm thuế xuất khẩu đối với những hàng hoá sản xuất trong nước; cần có thuế quan bảo hộ mậu dịch, xuất khẩu

hàng hố bằng phương tiện vận chuyển có trong nước (xuất khẩu hàng nước Anh bằng tàu nước Anh), v.v... Lúc đầu, các đại biểu tiêu biểu như William Stafford chủ trương cấm xuất khẩu tiền, cấm nhập khẩu hàng hoá xa xỉ, cấm xuất khẩu nguyên liệu... về sau Thomas Mun và A.Serra tán thành xuất khẩu tiền với mục đích ngoại thương là biện pháp làm tăng lợi nhuận thương nghiệp. Thomas Mun chỉ rõ: tăng xuất khẩu hàng hoá bằng tiền của chúng ta, cuối cùng sẽ mang về số tiền lớn hơn sau khi xuất khẩu chúng. A.Serra đã đề cập đến tỷ giá ngoại hối, ông bác bỏ việc cấm xuất khẩu tiền và điều tiết thị giá của đổng tiền của nhà nước.

Như vậy, tư tưởng thương mại quốc tế của chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế của giai cấp tư sản thời kỳ tích luỹ ngun thuỷ, nó khơng chỉ được giai cấp tư sản lọi dụng để làm giàu, mà các nhà nước phong kiến như Hà Lan, Anh Quốc, đã lợi dụng triệt để nhằm làm giàu cho mình Ngoại thương, thương mại nói chung đã trở thành nguồn gốc duy nhất của sự giàu có.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 146 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)