Đặt vấn đề về lý thuyết việc làm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 53 - 55)

II. NHŨNG NỘI DUNG cơ BẢN CỦA HỌC THUYẾT CỦA J M KEYNES

1. Đặt vấn đề về lý thuyết việc làm

Trong lý thuyết của J.M. Keynes “việc làm” là một khái niệm tổng hợp, nó khơng chỉ xác định tình trạng thị trường lao động, sự vận động của thất nghiệp mà cịn bao gồm cả tình trạng sản xuất, khối lượng sản phẩm, quy mô

của thu nhập. Do vậy “việc làm” ở đây được hiểu như là sự cụ thể hố tình trạng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và làm cơ sở cho việc điều tiết tồn bộ nền kinh tế của chính phủ.

- Ngun nhân thất nghiệp:

Ông lập luận là: khi việc làm tăng lên thì tổng thu nhập thực tế tăng lên. Do tâm lý xã hội là khi thu nhập tăng thì cũng tăng tiêu dùng. Nhưng tốc độ tăng tiêu dùng chậm hơn so với tăng thu nhập vì họ có khuynh hướng dành một phần thu nhập để tiết kiệm nhằm một mục đích hay do một động cơ nào đó. Sản xuất sẽ bị giảm sút vì các nghiệp chủ sẽ bị thua lỗ nếu sử dụng toàn bộ số lao động tăng thêm để sản xuất sản phẩm thoả mãn nhu cầu dự kiến trực tiếp tăng thêm tương ứng với tổng thu nhập của họ. Đây là trường hợp tổng cầu không tương ứng với thu nhập. Do sản xuất giảm tương đối nên cầu lao động giảm. Đó là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp.

- Biện pháp giải quyết:

Theo ơng, muốn khắc phục tình trạng trên, cần phải có một khối lượng đầu tư nhằm kích thích quần chúng tiêu dùng phần tiết kiệm của họ tức kích thích cầu hiệu quả. Hoặc nói cách khác là muốn giải quyết vấn đề thất nghiệp thì phải tăng đầu tư để mở rộng sản xuất, tăng cầu lao động. Vì vậy với một tỷ lệ nào đó của “khuynh hướng tiêu dùng” của quần chúng thì mức cân bằng việc làm sẽ tuỳ thuộc vào số đầu tư hiện tại. Khối lượng đầu tư hiện tại đến lượt nó lại phụ thuộc vào các yếu tố kích thích đầu tư. Yếu tố kích thích đầu tư chính là lợi nhuận, hiểu đơn giản là sự chênh lệch’ giữa “hiệu quả giới hạn” của tư bản và lãi suất.

Khi phân tích nền kinh tê' thị trường tự do tư bản chủ nghĩa, Keỵnes nhận thấy tồn tại một mẫu thuẫn mà ông gọi là “cái hưởng sau”, cái mà cơ chê' tự do tự nó khơng giải quyết được. Đó là: muốn giải quyết thất nghiệp, phải lũng đầu lư, dầu tư lũng thì yếu tố kích thích đầu tư giảm vì “hiệu quả giới hạn” của tư bản giảm còn lãi suất tương đối ổn định. Muốn giải quyết vấn đề này ông nhận thấy cần phải có sự can thiệp, tác động từ bên ngồi vào. Đó chính là cách mà J. M. Keynes giải thích cho sự cần thiết và là cơ sở để xây dung chính sách điều tiết kinh tê' vĩ mơ của chính phủ.

Tuy nhiên để làm rõ được vấn đề “việc làm” trước hết J. M. Keynes tập trung phân tích một hệ thống các phạm trù kinh tê' làm cơ sở. Do đó để hiểu được “lý thuyết chung về việc làm” chúng ta cần làm sáng tỏ một số các phạm trù trong lý thuyết của ông.

2. Một sò lý thuyết cơ bản của J. M. Keynes

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)