Mầm mống về nền kinh tế hỗn hợp có từ những năm cuối thế kỷ XIX. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nó được nhà kinh tế học Mỹ là A. Hasen nghiên cứu và được phát triển trong cuốn “Kinh tế học” của p. A. Samuelson.
Nếu các nhà kinh tế học phái cổ điển và tân cổ điển say sưa với "bàn tay vơ hình" và “thăng bằng tổng quát”, trường phái Keynes say sưa với "bàn tay chính phủ" thì P.A. Samuelson chủ trương phát triển kinh tế với cả “hai bàn tay” là cơ chế thị trường và Nhà nước. P.A. Samuelson cho rằng: “điều hành một nền kinh tế khơng có cả chính phủ, lẫn thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay”.
1. Cơ chế thị trường
Theo P.A. Samuelson, cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó cá nhân người tiêu dùng, các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để giải quyết ba vấn đề: cái gì ? như thế nào ? và cho ai ? Cơ chế thị trường không phái là sự hỗn độn mà là một trật tự kinh tế. Một nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế tinh vi đê phối hợp một cách không tự giác nhân dân và doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả và thị trường, khơng có bộ não írun.ụ tâm thị trường vẫn giải được các bài tốn mà máy tính khơng thể giải nổi, khơng ai thiết kế ra nó, nó tự xuất hiện và đang thay đổi. Thị trường là một quá trình người mua và người bán tác động lẫn nhau để xác định giá cả và khối lượng hàng hoá. Như vậy nói đến thị trường và cơ chê' thị trường là phải nói tới hàng hố, người bán, người mua, giá cả hàng hoá. Hàng hoá bao gồm hàng tiêu dùng, dịch vụ và yếu tố sản xuất như lao động, tư bản, đất đai. Từ đó hình thành thị trường hàng tiêu dùng và thị trường các yếu tố sản xuất. Nói đến cơ chế thị trường là nói đến cung cầu hàng hoá, sự biến động của giá cả sẽ làm cho cung cầu cân bằng. Đó là nội dung của quy luật cung cầu.
Theo P.A. Samuelson nền kinh tế thị trường chịu sự điều khiển của hai ông vua: Người tiêu dùng và kỹ thuật. Người tiêu dùng thống trị thị trường. Song kỹ thuật lại hạn chế người tiêu dùng vì nền sản xuất khơng vượt q khả năng sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động của người kinh doanh; lợi nhuận đưa các doanh nghiệp đến các khu vực sản xuất hàng
hoá mà người tiêu dùng cần nhiều hơn. Lợi nhuận đưa các nhà doanh nghiệp đến việc sử dụng kỹ thuật sản xuất hiệu quả nhất.
Kinh tê' thị trường phải được hoạt động trong môi trường cạnh tranh do các quy luật kinh tê' khách quan chi phối. Cơ chê thị trường bảo đảm cho nền kinh tê' phát triển bình thường. Nhưng “bàn tay vơ hình” đơi khi cũng sai lầm và điều đó lại địi hỏi phải có “bàn tay hữu hình” của thuế, chi tiêu và luật lệ của chính phủ.
2. Vai trị chính phủ trong kinh tế thị trường
Chính phủ có 4 chức năng trong nền kinh tê' thị trường
- Chức năng thứ nhất là thiết lập khuôn khổ pháp luật:
ơ đây chính phủ đề ra các quy tắc mà mọi người, kể cả chính phủ cũng phải tuân thủ. Nó bao gồm các quy định về tài sản, các quy tắc về hợp đồng và hợp đồng kinh doanh, các trách nhiệm hỗ trợ các liên đoàn lao động và các điều luật để xác định môi trường kinh tế.
- Chức năng thứ hai là sửa chữa những thất bại của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả.
ở đây Chính phủ phải có sự can thiệp để hạn chê' độc quyền, để đảm bảo cho sự cạnh tranh có hiệu quả, đưa ra luật chống độc quyền để tăng hiệu quả cạnh tranh.
- Chức năng thứ ba là đảm bảo sự công hằng.
Nền kinh tê' thị trường tất yếu dẫn đến phân hoá và bất bình đẳng. Vì vậy, phải có chính sách phân phối thu nhập của Chính phủ mà cơng cụ chủ yếu là thuê' luỹ tiến để đánh
vào người có thu nhập cao lớn hơn người có thu nhập thấp, đồng thời có chính sách hỗ trợ thu nhập để giúp cho người già, người tàn tật, thất nghiệp...
- Chức năng thứ tư là Ổn định kinh tế vĩ mô, sử dụng tiền tệ, tài chính tác động tới chu kỳ kinh doanh, giải quyết nạn thất nghiệp kinh niên, chống trì trệ, lạm phát...
Để thực hiện các chức năng trên, Chính phủ thơng qua các cơng cụ là thuế, các khoản chi tiêu của Nhà nước và các quy định hay kiểm soát của Nhà nước. Cũng như “bàn tay vơ hình”, “bàn tay hữu hình” cũng có những khuyết tật - Nhà nước lựa chọn không đúng. Do vậy phải kết hợp cả cơ chế thị trường với vai trị điều hành kinh tế của Chính phủ và từ đó hình thành “nền kinh tế hỗn hợp”.
III. LÝ THUYẾT VỀ "GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT" VÀ SựLựA CHỌN XUẤT" VÀ SựLựA CHỌN
Các nhà kinh tế học cho rằng, mọi nền sản xuất đều phải giải quyết ba vấn đề cơ bản là: sản xuất cái gì, với số lượng bao nhiêu? Sản xuất như thế nào, bằng những cơng nghệ và tài ngun nào? Hàng hố được sản xuất ra cho ai ? “Do tính chất hạn chế của tồn bộ tài ngun có thể sản xuất ra hàng hoá, buộc xã hội chỉ được lựa chọn trong số hàng hoá tương đối khan hiếm”, về thực chất lý thuyết lựa chọn nhằm đưa ra được mơ hình số lượng cho người tiêu dùng trong điều kiện kinh tế thị trường và trên cơ sở đó, dự đốn sự thay đổi của nhu cầu xã hội.
Mơ hình tiêu biểu là sản xuất ra bơ và súng: ở đây ABCDEF gọi là đường giới hạn khả năng sản xuất. Toàn bộ
nền kinh tế. giả sử sản xuất ra bơ và súng với một số lượng lao động, tài nguyên, tư bản nhất định nếu sản xuất 15.000 súng thì khơng sản xuất bơ và ngược lại, nếu sản xuất 5 triệu kg bơ thì khơng sản xuất súng. Giữa hai thái cực này có nhiều phương án lựa chọn. Từ đó các nhà kinh tế học cho ràng: mọi nền kinh tế sử dụng hết tài nguyên vào sản xuất một mặt hàng thì ln ln phải bỏ một cái gì đó của một mặt hàng khác.
Từ sự phân tích trên, các nhà kinh tế học đưa ra quan điểm về hiệu quả sử dụng tài nguyên. Theo họ. một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất.
Các điểm bên trong đường giới hạn biểu hiện tài nguyên chưa được sử dụng hết, các điểm nằm ngồi ABCDEF là khơng thê có trong điều kiện khơng có sự biến đổi nào về nguồn lực: tài nguyên, lao động, vốn, công nghệ.