82Singmund Freud (1939) là người đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của sự thúc đẩy

Một phần của tài liệu Thông tin Khoa học (Số 9 - năm 2018) (Trang 82)

3. Kết quả nghiên cứu

82Singmund Freud (1939) là người đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của sự thúc đẩy

Singmund Freud (1939) là người đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của sự thúc đẩy thuộc về vô thức và không phải lúc nào con người cũng nhận thức được mọi điều mình muốn, nhiều hành động của con người do các động cơ hoặc nhu cầu vô thức thúc đẩy [3, tr. 47].

Lý thuyết thứ bậc nhu cầu: Abraham Maslow (1908-1970) phân nhu cầu của con người thành 5 loại và sắp xếp từ thấp tới cao: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu về cái tôi và sự quý trọng, nhu cầu tự thể hiện bản thân. Như vậy, lý thuyết hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow bao gồm cả những nhu cầu có nguồn gốc sinh học và xã hội [1, tr. 474] .

Những kết quả nghiên cứu về nhu cầu của các nhà tâm lý học phương Tây đã chỉ ra bản chất xã hội của nhu cầu, phân loại nhu cầu của con người theo hệ thống thứ bậc, mối quan hệ giữa nhu cầu với động cơ thúc đẩy con người làm việc.

Trong từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng, nhu cầu được định nghĩa: ỘNhu cầu là trạng thái của cá nhân, xuất phát từ chỗ nhận thấy cần những đối tượng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình và đó là nguồn gốc tắnh tắch cực của cá nhânỢ (2008) [2, tr. 190].

Theo giáo trình Tâm lý học Đại cương do tác giả Nguyễn Quang Uẩn chủ biên thì vấn đề nhu cầu được định nghĩa: Ộ Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần thỏa mãn để tồn tại và phát triểnỢ 5, tr. 193 .

Trên cơ sở phân tắch, tiếp thu quan điểm của các nhà nghiên cứu về nhu cầu và trong khuôn khổ của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi sử dụng khái niệm: ỘNhu cầu là những đòi hỏi tất yếu, khách quan được con người phản ánh trong những điều kiện cụ thể và cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triểnỢ.

Nhu cầu rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên năm thứ nhất trường CĐSP Đà Lạt là những đòi hỏi cơ bản, khách quan của sinh viên phản ánh trong quá trình sinh sống, học tập và làm việc tại môi trường hiện đại như ngày nay, để được thỏa mãn sự phát triển cao hơn nữa của các em đáp ứng được yêu cầu chuẩn đầu ra của đào tạo và của thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Thông tin Khoa học (Số 9 - năm 2018) (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)