- Về phắa giảng viên
4. Kết luận và kiến nghị
TÌNH HUỐNG TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON
ThS. Nhâm Thị Hồng
1. Đặt vấn đề
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII đã chỉ rõ một nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo dục và Đào tạo là: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen, nề nếp tư duy sáng tạo của người học".
Bộ GD&ĐT cũng có chỉ thị số 15/1999/CT-BGDĐT yêu cầu các trường Sư phạm phải ỘĐổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong trường sư phạm nhằm tắch cực hoá hoạt động học tập, phát huy tắnh chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên. Nhà giáo giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển, định hướng q trình dạy học, cịn người học giữ vai trò chủ động trong quá trình học tập và tham gia nghiên cứu khoa học.Ợ
Phương pháp nghiên cứu tình huống là một trong những phương pháp dạy học tắch cực có nhiều ưu điểm nổi trội, nó giúp việc dạy học mang lại hiệu quả cao, làm tăng tắnh thực tiễn của mơn học, giúp sinh viên dần hình thành năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, làm tăng hứng thú học tập của người học...Đặc biệt đối với những môn học chuyên ngành mang tắnh đặc thù trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non thì việc lựa chọn và vận dụng phương pháp dạy học tắch cực như phương pháp nghiên cứu tình huống (PPNCTH) để đưa vào giảng dạy cho sinh viên sư phạm mầm non là một vấn đề thiết thực. Nó vừa có giá trị về khoa học, vừa có ý nghĩa thiết thực đối với thực tiễn đào tạo.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm
Theo Từ điển Tiếng Việt Ộtình huống là tồn thể những sự việc xảy ra tại một địa điểm, trong một thời gian cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, tìm cách giải quyếtỢ.
Những tình huống trong giảng dạy là những tình huống mang tắnh điển hình, miêu tả những sự kiện, hồn cảnh có thật hay hư cấu nhằm giúp người học hiểu và vận dụng tri thức. Tình huống được sử dụng nhằm kắch thắch người học phân tắch, bình luận,đánh giá, suy xét và trình bày ý tưởng của mình để qua đó từng bước chiếm lĩnh tri thức hay vận dụng những kiến thức đã học vào những trường hợp thực tế.