Theo Võ Quang Trọng, tính đến tháng 8 năm 003 đã có trên dưới 40 h’mon được sưu tầm tại địa bàn Kon Tum [111, tr 651].

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 138 - 140)

một dự án được giới nghiên cứu trong và ngoài ngành chờ đợi, nói riêng đã đạt được kết quả trọn vẹn hơn? Xin nói thêm, trao đổi với chúng tôi trong các năm 2006 - 2007, một số thành viên của Ban điều hành và Thư kí Dự án đã phàn nàn về tình trạng có cán bộ văn hóa tại cơ sở tuy tham gia Dự án nhưng lại giấu thông tin nghệ nhân ở địa bàn này.

Việc bảo tồn sử thi Bahnar cả ở phương tiện tĩnh và động, như vậy, vẫn có nhiều vấn đề cần xem xét.

3.2.2.2. Thực trạng hoạt động khai thác và phát huy di sản sử thi Bahnar

Nếu khai thác là “phát hiện và sử dụng những cái có ích cịn ẩn giấu hoặc chưa được tận dụng” [129, tr. 490] thì phát huy là “làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” [129, tr. 768], vì thế nội dung của việc khai thác và phát huy di sản sử thi Bahnar chính là sự kết hợp giữa phát hiện và phổ biến các giá trị của nó vào cuộc sống.

Sau khi Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho

tàng sử thi Tây Nguyên kết thúc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã phê

duyệt một đề tài có tên Một phương thức đưa sử thi Tây Nguyên trở về với

cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên do Nguyễn Xuân Kính làm chủ nhiệm. Đề

tài được thực hiện trong các năm 2008 và 2009. Nhiệm vụ của đề tài này là kể rút gọn nội dung các tác phẩm sử thi của Dự án bằng tiếng dân tộc và tiếng Việt; xuất bản thành sách khổ nhỏ để biếu tặng đồng bào; và cuối cùng, lấy ý kiến phản hồi của họ. Có thể xem việc triển khai đề tài đang bàn là một dạng khai thác, phát huy di sản sử thi Tây Nguyên theo hướng “cải biên” một phần hình thức tác phẩm. Kết quả, có 06 sử thi, bao gồm 02 sử thi Bahnar đã được

ra mắt là: Đẻ Lêng; Cướp chiêng cổ bon Tiăng; Anh em Klu, Kla; Giơ\ trèo

hái nhãn rừng; Mdro\ng Dăm; và Chàng Noi. Việc xuất bản những tác phẩm

cơng tác văn hóa ở địa phương” - đã đem lại một tác dụng tích cực là giúp đồng bào dân tộc thiểu số nắm được nội dung các sử thi của mình trong khi sự tiếp cận với những ấn bản đồ sộ của Dự án1 không dễ dàng [54, tr. 35 - 50]. Tuy nhiên, mặc dù đa số đồng bào cho rằng việc xuất bản những tác phẩm như vậy là việc nên làm khi trả lời phỏng vấn sau một thời gian nhận sách, qua trao đổi với chủ nhiệm đề tài, chúng tôi được biết các chủ thể của di sản sử thi không quá hào hứng với những tác phẩm đang đề cập, như tình trạng chung trong thái độ của họ với văn hóa truyền thống.

Thế còn những hoạt động khai thác và phát huy sử thi theo hướng cải biên thực sự?

Khơng có nhiều điều để nói về các hoạt động này, đơn giản vì chưa thực hiện được là bao.

Cách khai thác và phát huy di sản sử thi thường được nghĩ đến trước tiên là chuyển thể chúng sang các hình thức văn hố nghe nhìn mới nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật hiện đại của các dân tộc thiểu số tại chỗ, đồng thời cũng là một sự giới thiệu rộng rãi vốn văn hoá của đồng bào với cả nước. Điều này nhìn chung vẫn chưa được triển khai, mà ví dụ điển hình nhiều người biết là dự án phim Dăm Săn từ những năm 90 của đạo diễn Lê Dân [13, tr. 324, 329], được chờ đợi ngay từ khi chưa khởi quay, đến giờ vẫn im hơi lặng tiếng và gần như rơi vào quên lãng. Chúng ta cũng có thể thấy rằng những sản phẩm sân khấu (ca, vũ, kịch...), văn học (tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện tranh, thơ...), hội họa (tranh, tượng, phù điêu...) hiện đại lấy cảm hứng từ các anh hùng ca cao ngun là hết sức ít ỏi, nếu khơng muốn nói hầu như vắng bóng. Người dân Tây Nguyên thực sự có nguyện vọng khai thác và phát huy di sản sử thi của họ theo hướng cải biên này khơng, đó là câu hỏi mà chúng tơi đã đặt ra đối với những người có trải

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 138 - 140)