Lao động và người anh hùng văn hoá

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 47 - 50)

1 Lư uý rằng chiến tranh trong lịch sử của người Bahnar thường diễn ra giữa các làng đồng tộc hơn là khác tộc.

2.1.1.2. Lao động và người anh hùng văn hoá

Theo Phan Đăng Nhật, nhà khoa học có ảnh hưởng trong giới nghiên cứu sử thi ở Việt Nam, bên cạnh đánh giặc và lấy vợ thì làm lụng là một nhiệm vụ tiêu biểu của người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên.

Với sử thi Bahnar, lao động thực sự là một đề tài quan trọng.

Hầu như hình ảnh lao động có mặt ở mọi h’mon. Những hoạt động mưu sinh chính trong xã hội Bahnar truyền thống như sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), làm nghề thủ công (đan lát, dệt...) và khai thác các nguồn lợi

tự nhiên (săn bắn, hái lượm, đánh bắt...) đều được phản ánh trong các tác phẩm. Chính với đề tài này, h’mon đã thể hiện rõ nhất “những quan hệ xã hội bên trong và những quan hệ sinh hoạt gia đình, bộc lộ cái phương diện gọi là “nơm na, bình thường” (prosaique) nhiều hơn cái phương diện anh hùng trong đời sống của nhân dân và của những người anh hùng của nó” [34, tr. 250].

H’mon, có thể nói, đã phác họa nên một bức tranh rất sinh động về đời

sống lao động của người Bahnar. Hình ảnh người chồng cặm cụi đặt bẫy, người vợ cần mẫn dệt vải tại chịi canh; hình ảnh dân làng hối hả làm rẫy ngày mùa; hình ảnh người già người trẻ lũ lượt theo nhau vào rừng đào củ, bắt cua, ốc... lúc giáp hạt; hình ảnh nam nữ thanh niên tấp nập lấy nước, hái rau, bẻ măng... chuẩn bị cho những buổi sinh hoạt cộng đồng v.v... xuất hiện rất thường xuyên trong các tác phẩm. Sự phân công lao động theo giới là khá rõ nét: nam dựng nhà, đóng thuyền, săn thú, kiếm củi và làm các việc đồng áng nặng (như phát cây to, đốt rẫy...); nữ hái rau, xúc cá, giã gạo, ủ rượu và làm các việc đồng áng nhẹ (như trỉa hạt, làm cỏ...). Con người của buôn làng vẫn thường hiện lên trong sự lo toan, vất vả với những công việc mưu sinh rất đời thường như “chăn nuôi đàn gà, đàn lợn”, “đan gùi, đan rổ”, “săn con chim, con sóc”, “bắt cá, bắt ếch”, “kiếm rau diếp, rau cỏ”…, song bức tranh lao động khơng phải khơng có những mảng màu sắc nên thơ và tươi đẹp. Những điều đó được thể hiện trong nhiều h’mon: Cọp bắt cóc Giơng thuở bé,

Set xuống đồng bằng thăm bạn, Giơng leo mía thần, Giơng dẫn các cơ gái đi xúc cá, Giông săn trâu rừng, Giông bọc trứng gà, Giông cưới nàng khỉ, Anh em Glang Mam, Giông cứu nàng Rang Hu, Giông nhờ ơn thần núi làm cho giàu có...

Khơng những xuất hiện thường xuyên, lao động thậm chí cịn là đề tài chủ yếu hoặc duy nhất của khơng ít tác phẩm. Giơng kết bạn với Glaih Phang hay Giơng cứu đói dân làng mọi nơi là những ví dụ. Ở các h’mon vừa nêu,

nhân vật chính nổi bật lên như những người anh hùng văn hoá theo xác định của V.E. Gusev: “Đó là hình tượng người đi săn (...), người đánh cắp hoặc kiếm được lửa, người sáng chế những công cụ lao động, người xây dựng, người đi cày, người thợ rèn” [34, tr. 242]. Trong h’mon Giông kết bạn với

Glaih Phang, Giông đã thể hiện vai trị của mình trước tồn cộng đồng qua

việc chỉ dẫn mọi người cách làm rẫy có hiệu quả với mong muốn dân làng khơng những đủ ăn mà cịn có thóc lúa giúp đỡ người quanh vùng, và nhờ nỗ lực của nhân vật mà mảnh đất đầu nguồn ngày một giàu mạnh, đồng thời các vùng khác cũng có sự chuyển mình. Cịn trong Giơng cứu đói dân làng mọi

nơi, Giơng thậm chí đã ra sức khai hoang chỉ để dự trữ lương thực cho việc

cứu trợ khi mất mùa, do đó đẩy lùi được nạn đói lơ lửng trên đầu người dân khắp nơi.

Với việc lí tưởng hố lực lượng sản xuất của thị tộc qua mẫu hình người anh hùng văn hố “là nhân vật được gán những khả năng kì diệu” [34, tr. 242], các h’mon đã chứa đựng lớp nội dung cổ xưa nhất của sử thi và khơng khó để nhận thấy trong hình ảnh Dăm Giơng dạy dân làm rẫy có “sự thi vị hố và suy tơn cuộc đấu tranh của tập thể thị tộc bộ lạc với thiên nhiên” [34, tr. 242], song những hình ảnh như vậy vẫn phản ánh một cốt lõi rất hiện thực bên trong chúng. Ở Giơng cứu đói dân làng mọi nơi hay Giông kết bạn

với Glaih Phang chẳng hạn, mặc dù nhân vật chính cùng các trai làng trong

thời gian rất ngắn đã phát hoang được “bảy ngọn núi”, “bảy mươi ngọn đồi”…, gieo trồng được những đám rẫy tươi tốt đến mức “để khiên, để đao lên trên, ngọn lúa không ngả rạp”, “người ốm yếu nằm lên cũng khơng ngã”…, và vì thế mà kho lẫm “dựng khắp núi rừng”, sự thần thoại hóa người anh hùng văn hóa khơng gì khác vẫn chính là “kết quả cuối cùng của sự phát triển lịch sử lâu dài của hình tượng này” (E.M. Meletinsky). Nhân vật Giông cùng các anh em của chàng đã thực sự đem hết sức lực và kinh nghiệm để

thực hiện mục đích mà họ đặt ra, và họ làm điều đó với ý chí vượt khó, sự tập trung và tinh thần trách nhiệm cao độ. Chiến công của người anh hùng Dăm Giơng biểu trưng cho một “q trình trường kì con người nắm lấy những kĩ năng hoạt động lao động” [34, tr. 242], mà cụ thể ở đây là các kĩ năng lao động của nền nông nghiệp trồng khơ, một loại lao động nặng và địi hỏi nắm vững các tri thức bản địa liên quan để có thể vừa duy trì được an ninh lương thực, vừa bảo vệ được môi trường và điều kiện sống [26, tr. 67 - 68].

Bức tranh lao động trong h’mon, như vậy, có nguồn gốc từ đời sống thực tiễn của người Bahnar, hay theo cách nói của Meletinsky, các huyền thoại về người anh hùng văn hóa là sự khái quát “kinh nghiệm lao động của thị tộc”, là sử biên niên “những thắng lợi lao động của con người” trước thiên nhiên và là sự tổng kết hồi ức về “các cuộc xung đột với môi trường” [73, tr. 426]. Nhân vật anh hùng văn hóa ở h’mon khơng cịn là “người sáng tạo siêu nhiên” của thần thoại nữa mà đã thực sự trở thành “người xây dựng thế giới”. Thậm chí, có trí thức bản tộc khi được phỏng vấn về vấn đề này còn khẳng định rằng, với người Bahnar, ý nghĩa là một biểu tượng lao động ở nhân vật Dăm Giông cũng quan trọng không kém ý nghĩa là một biểu tượng chiến đấu.

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w