Ví dụ, ở tỉnh Đắc Lắc, cơ sở kinh tế nông lâm nghiệp quốc doanh của trung ương chiếm 56% diện tích đất đai toàn tỉnh Thậm chí, có huyện thuộc tỉnh Gia Lai Kon Tum (cũ) phải mượn đất của một liên hiệp xí

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 111 - 112)

Như vậy, có thể nói, cho đến trước thời kì Đổi mới, sử thi Bahnar về cơ bản đã không còn môi trường tồn tại theo đúng nghĩa. (Chúng tôi nói “về cơ bản” là vì ở những địa điểm xa xôi, nơi các chuyển động lớn của xã hội chưa vươn tới, nó cũng có thể còn thoi thóp).

Mặc dù điều này có nhiều nguyên nhân như đã trình bày, chúng tôi cho rằng nguyên nhân chủ yếu là sự thay đổi của nền sản xuất, hay nói cách khác, sự tan rã của hình thái kinh tế - xã hội sinh thành ra h’mon.

3.1.3. Sử thi Bahnar sau Đổi mới (1986) đến nay

Sau Đổi mới, cùng với việc nền kinh tế thị trường được thiết lập trên cả nước, mô hình sản xuất của Tây Nguyên một lần nữa lại có sự biến động. Nhưng sự biến động này hiển nhiên không khiến nó quay trở lại điểm xuất phát cũ - nền kinh tế chưa chuyên môn hóa. Kể từ năm 1986, một mặt Nhà nước chủ trương giải thể các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất, quy hoạch lại các nông lâm trường, điều chỉnh tiến độ đưa dân tới vùng kinh tế mới cũng như việc định canh định cư cho phù hợp với điều kiện thực tế; mặt khác đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với vườn chuyên canh cây công nghiệp [131], [132]. Kết quả là, hơn lúc nào hết, nền kinh tế nông - lâm nghiệp chuyên môn hóa ngày một phát huy vai trò trên mảnh đất đầy tiềm năng này: Tây Nguyên thậm chí chính là một trong những vùng kinh tế năng động nhất cả nước trong những thập niên qua1, bất chấp rất nhiều vấn đề bất ổn về chính trị - xã hội2.

Sử thi tiếp tục không còn cơ sở hạ tầng thích hợp cho mình và ngày một rơi vào sự quên lãng.

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 111 - 112)