tính tổng thể (trọn vẹn) của nó, hay chính là cái xã hội sống và hoạt động trong chúng ta (tức ý thức tập thể); và cái kia, ngược lại, đại diện cho chúng ta ở những gì riêng tư và khác biệt, hay là cái khiến chúng ta trở thành những con người cá thể (tức ý thức cá nhân). Dạng đoàn kết xã hội cơ học đạt đến cực điểm của nó khi ý thức tập thể bao trùm lên toàn bộ ý thức của từng thành viên. Ở thời điểm đó, con người cá thể là số không [145, tr. 84].
tổng thể hệ thống xã hội trong việc duy trì sự liên kết mang tính cơ học, và có thể mượn một cách nói bóng bẩy để diễn đạt rằng, văn hố Bahnar duy trì điều đó bằng mn sợi tơ, sợi nào cũng mềm mại mà vơ cùng dai chắc, trong đó tất nhiên có h’mon, như những lí do đã trình bày.
Được diễn xướng và tiếp nhận với tư cách những câu chuyện có thật về những chiến cơng anh hùng của thị tộc trong quá khứ, h’mon là phương tiện rất hiệu quả trong việc duy trì và phát triển tính tồn vẹn cộng đồng.
Như đã nói, h’mon vốn được hát kể trước một khối người đông đảo, thường là toàn bộ cư dân của một plei. Người ta lắng nghe nó với một niềm tin thiêng liêng, vì quan hệ đối với thực tại trong sử thi không được xem là quan hệ hư cấu - người diễn xướng không bao giờ quan niệm “những sự kiện anh hùng, những sự kiện lớn lao hoặc thậm chí những sự kiện bi thảm” được họ ca hát trong h’mon lại là những điều khơng có thật, như họ quan niệm về những thể loại văn học khác, ví dụ truyện cổ tích [85, tr. 441]. Các tác giả
Folklore Bahnar đã mô tả về điều này một cách khá chi tiết:
Tham gia sinh hoạt h’mon không phải là để đi tìm một “tích”, một “trị” mới. Họ đến để được cùng với người hát - kể sống với các nhân vật và với không gian - thời gian của câu chuyện. Nghe với yêu cầu hố thân, hay ít nhất cũng là người chứng kiến, kẻ trong cuộc. Người nghe ngồi im như những pho tượng, mắt đăm đăm nhìn vào ngọn lửa trước mặt. Đến trẻ em cũng không dám ho he trong một khơng khí như vậy. Có lẽ, h’mon cịn q cao với tầm tư duy của chúng. Nhưng trước nhân cách sinh hoạt h’mon của người lớn, chúng cũng thấy rằng phải ngồi yên. Cánh bay của trí tưởng tượng do lời hát - kể gợi lên trong óc người nghe, khiến họ dường như quên đi cái thực tại, quên đi cả chính họ. (...). Chỉ đến khi nghệ nhân hát - kể dừng lại uống nước, hay tuyên bố buổi kể tạm dừng thì tất cả mới như bừng tỉnh, có người cịn có vẻ ngỡ ngàng một vài
giây (...). Theo các cụ già cho biết, khi về ngủ sau khi nghe h’mon,
rất nhiều người nằm mơ thấy các nhân vật trong truyện hiện về. Họ cho đó là điềm lành và việc họ được tiếp xúc với các nhân vật là
điều có thật. Thực ra cũng khơng có gì là lạ, nếu chúng ta nhớ rằng
đối với đồng bào, cộng đồng pơlei bao gồm cả phần hiện thực lẫn siêu thực. Trong phần siêu thực ấy, có cả các nhân vật huyền thoại của h’mon. Quan niệm này dẫn đến một quy định đối với việc hát - kể h’mon như sau: Đã bắt đầu hát kể một h’mon nào đó thì phải hát - kể cho đến hết. (...) Dù phải ngắt ra làm nhiều đêm cũng không
được phép bỏ dở. Làm như vậy các nhân vật trong truyện sẽ quở
trách, vì đã khơng nói hết được tồn bộ số phận của họ. Vả chăng, như trên đã nói, người nghe khơng phải đến để nghe, theo ý nghĩa là thưởng thức, mà là để “sống” với câu chuyện. Họ phải được “sống” cho đến khi câu chuyện kết thúc [94, tr. 252 - 253].
Đúng thế! Những người Bahnar có kí ức và hiểu biết về sử thi khi trả lời phỏng vấn của chúng tôi đều nhấn mạnh đến niềm tin có tính truyền thống của cộng đồng đối với h’mon, thậm chí coi đó là cái tạo nên giá trị lớn nhất của nó. Theo họ, niềm tin này hết sức bền vững. Chẳng hạn, một nghệ sĩ múa nổi tiếng, người đã chuyển thể nội dung h’mon sang một số tác phẩm vũ đạo, thậm chí cịn cho biết, đến bây giờ ơng cũng như các bạn bè đồng trang lứa vẫn nhớ như in cảm giác “ớn lạnh” thuở niên thiếu mỗi khi được nghe kể về các trận chiến dữ dội trong sử thi, những câu chuyện mà mọi thính giả có mặt ở đó đều nghĩ là đã từng tồn tại trong q khứ. Ơng cịn cho hay, một già làng Bahnar là Đinh Bing, khi diễn xướng h’mon tại Nhà hát lớn trước công chúng Hà Nội vào cuối thập niên 50, do khơng bằng lịng trước yêu cầu ngắt dung lượng tác phẩm cho phù hợp với thời gian từng buổi công diễn đã toan dùng dao nhọn rạch đùi để bày tỏ sự bất bình. Tất cả những gì nghệ nhân này muốn là kể tác phẩm một cách liền mạch đúng như nguyên tắc (nguyên tắc không được bỏ
dở). Một nhà giáo ở phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, người đã có
những trải nghiệm với h’mon qua các buổi nghe hát kể từ những nghệ nhân gần nhà như A Lưu, Chưm, Pho... cũng khẳng định điều tương tự. Bà nói, người Bahnar cho rằng các ghềnh thác của sơng Đắc Bla và sơng Pơ Kơ chính là chứng tích của việc Set và Rok - cha và bác của người anh hùng Giông - ngăn nước bắt cá xưa kia. Khơng khó để nhận thấy rằng, chính điều này, niềm tin tuyệt đối vào tính có thực của các câu chuyện trong sử thi, hay một sự thống nhất về giá trị tinh thần, đã gắn kết các cá nhân với nhau (với tư cách cùng là “hậu duệ” của những nhân vật đó) và vì thế, giữa cá nhân với cộng đồng. Nó nhắc nhở họ về việc định vị sự tồn tại của mình, khơng phải với tư cách một cá nhân độc lập mà với tư cách là một phần của thị tộc, cái thị tộc mà lịch sử thuở ban đầu đã được h’mon ghi lại và họ có trách nhiệm “viết” tiếp.
Hơn nữa, như có nói, ngun tắc bất thành văn “khơng được bỏ dở giữa chừng” khi hát kể h’mon đã khiến chúng tôi đặt giả thuyết hát kể h’mon cũng là một hình thức diễn xướng mang tính chất tín ngưỡng. Nếu giả thuyết là đúng, thì vai trị gắn kết xã hội của h’mon càng trở nên rõ nét hơn, vì theo Durkheim, chức năng cơ bản và đích thực của tơn giáo là gắn kết cá nhân với nhóm xã hội, hay “tạo ra sự đồn kết xã hội giữa các cá nhân”.
Mặt khác, vai trò gắn kết xã hội của h’mon không chỉ nằm bên trong
tác phẩm mà cả bên ngồi tác phẩm, bởi cũng theo Durkheim khơng một cộng đồng xã hội nào “có thể tồn tại mà khơng có nhu cầu duy trì và tái thiết những tình cảm cộng đồng cũng như những quan điểm của cộng đồng ấy với vai trò thống nhất các thành viên trong cộng đồng và tạo ra đặc trưng riêng của cộng đồng” [Dẫn theo 10, tr. 24], trong khi việc gặp gỡ qua các buổi diễn xướng lại là điều kiện rất phù hợp để các cá nhân “tái xác nhận những tình cảm chung”. Mỗi buổi diễn xướng không chỉ thu hút đông đảo người dân trong làng mà còn thường kéo dài đêm này qua đêm khác, khiến người ta có nhiều cơ hội tiếp xúc với các thành viên trong cộng đồng và trở nên gần gũi nhau hơn.
Rõ ràng, việc sử thi được hát lên “không phải là một đặc điểm bên ngồi về hình thức diễn xướng” [85, tr. 441]. Với niềm tin thiêng liêng, diễn xướng h’mon trở thành một sự “ôn cố tri tân”, một sự gợi nhắc về nguồn gốc, và những buổi hát kể mang tính chất cộng cảm bên bếp lửa đêm đêm - quả thực - đã không ngừng củng cố khối gắn kết cộng đồng buôn làng Bahnar từ thế kỉ này sang thế kỉ khác.
2.2.2. Vai trò bảo lưu và cung cấp kinh nghiệm hoạt động thực tiễn
Bảo lưu và cung cấp kinh nghiệm hoạt động thực tiễn là một vai trò của sử thi. Kinh nghiệm này gắn với tri thức dân gian.
Những khái niệm liên quan đến tri thức dân gian (tri thức bản địa, tri thức truyền thống, tri thức địa phương…) đã được nhiều nhà khoa học định nghĩa như C. Lévi-Strauss, C.J. Geertz, E.E. Evan-Pritchard, D.M. Warren, S.B. Brush, J. Ambler, P. Richard, A. Poltanee, C.M. Correa, A. Agrawal... Mặc dù có thể dùng thay thế cho nhau, trên thực tế chúng khơng được xem là hồn tồn đồng nhất. Chẳng hạn, theo J. Mugabe, tri thức bản địa là tri thức được lưu giữ, thực hành bởi những người tự xác định là dân bản địa của một vùng đất căn cứ trên cơ sở kết hợp sự khác biệt văn hóa và sự cư trú sớm hơn xét trong tương quan với những người mới đến, cùng sự khác biệt của chính họ và nền văn hóa chủ đạo sau đó; cịn tri thức truyền thống là tồn bộ những hiểu biết và sự thực hành, dù chính thức hay khơng, được sử dụng vào việc quản lí các khía cạnh kinh tế - xã hội và sinh thái học của đời sống cộng đồng, hình thành bởi những trải nghiệm và quan sát của quá khứ, luôn là sở hữu tập thể của xã hội, được đóng góp bởi nhiều thành viên từ những nhóm cụ thể và thay đổi, mở rộng qua thời gian [163, tr. 2 - 3]1. Ở Việt Nam, theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu thì tri thức dân gian và các khái niệm gần như vậy: 1. Là tri thức của các cộng đồng người dân bản xứ được tạo ra trực tiếp từ quá