Với những cơng trình viết tên nhân vật chính của h’mon là “Dyông” hoặc “Dyôông”, chúng tôi vẫn giữ nguyên vì xét thấy chính xác về mặt ngữ âm hơn cách viết hiện hành.

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 26 - 28)

nhất, tập đại thành của việc sưu tầm sử thi Bahnar ở Việt Nam, chính là loạt

h’mon được xuất bản từ năm 2005 đến năm 2007 của Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên.

Việc thẩm định thể loại của toàn bộ những h’mon đã sưu tầm của người Bahnar đang và sẽ được tiến hành vì khơng phải tất cả đều là sử thi, tuy nhiên dựa trên những tiêu chí phân loại phổ biến, chúng ta khẳng định được rằng một bộ phận rất lớn trong số đó chắc chắn thuộc về thể loại này.

Được phát hiện sớm hơn sử thi Mnông, nhưng ra mắt giới khoa học sau sử thi của người Êđê tới nửa thế kỉ, h’mon của người Bahnar mới trở thành đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học có liên quan trong 30 năm qua. Thập niên đầu tiên, tức những năm 80, ngoại trừ những đoạn phân tích rất đáng chú ý nhưng khá ngắn ngủi của Tô Ngọc Thanh trong H’mon Dăm Noi -

Trường ca dân tộc Bahnar (1982) và Tô Ngọc Thanh cùng cộng sự trong Folklore Bahnar (1988), thì việc nghiên cứu nó tương đối im ắng, có lẽ vì chỉ

có vẻn vẹn một tác phẩm được giới thiệu. Kết thúc thập niên, N.I. Nikulin, một chuyên gia về văn học Việt Nam cơng bố bài viết có tên “Sử thi Dăm Noi

với vấn đề các mối quan hệ giao tiếp và những sự trùng hợp loại hình trong

folklore Bahnar” chính là căn cứ trên tác phẩm này. Đề cập đến “một khái

niệm về khả năng rộng lớn của các mối quan hệ giao tiếp trong sử thi Bahnar, hoặc rộng hơn là khả năng trùng hợp”, Nikulin dành mối quan tâm cho sự tương đồng giữa một số motif nghệ thuật của thiên sử thi với các sáng tác

folklore của người Êđê, người Mường, người Việt, người Ấn, người Nhật,

thậm chí cả các dân tộc Tây Âu... như “nghi lễ thành đinh”, “người sợ nước”, “bắt nữ thần Mặt trời”, “chặt cây thần”..., tuy nhiên có nhấn mạnh rằng những quan sát của ông “không hệ thống thành một bức tranh thống nhất”. Đến thập niên tiếp theo (những năm 90), mặc dù thêm một số sáng tác nữa được sưu tầm, các cơng trình nghiên cứu về h’mon vẫn khá ít ỏi, trong đó chủ yếu là

những bài viết của Phan Thị Hồng. Song đáng chú ý, bằng kết quả sưu tầm mới, Phan Thị Hồng đã bước đầu tiếp cận sử thi Bahnar trên tư cách một hệ thống tác phẩm, thay vì “trường hợp” như Tơ Ngọc Thanh đã làm trước đó (trong giai đoạn này, bản thân Tô Ngọc Thanh cũng viết về h’mon trong một

báo cáo khoa học vào năm 1997, nhưng nhìn chung chỉ là sự nối dài những nhận thức trước đây của ông về đối tượng). Sự “khởi sắc” của việc nghiên cứu h’mon, nếu có thể nói như vậy, bắt đầu vào những năm 2000 với dấu ấn là luận án tiến sĩ đầu tiên được bảo vệ có tên Nhóm sử thi dân tộc Bahnar

(Kon Tum) của Phan Thị Hồng (2003). Từ đó đến nay, ở những mức độ khác

nhau, h’mon đã trở thành đối tượng của nhiều người nghiên cứu hơn, nhất là với sự triển khai Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản

kho tàng sử thi Tây Nguyên: Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Việt Hùng, Tạ Long,

Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Phan Thị Hoa Lý, Phan Đăng Nhật, Phạm Quỳnh Phương, Bùi Ngọc Quang, Bùi Thiên Thai, Hà Đình Thành, Trần Nho Thìn, Đặng Thị Diệu Trang, Võ Quang Trọng, Nguyễn Quang Tuệ1...

Nhìn tổng qt có thể thấy, thứ nhất, kể từ khi con số sử thi Bahnar được sưu tầm tăng lên thì ngoại trừ những bài viết mang tính giới thiệu tác phẩm trong Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho

tàng sử thi Tây Nguyên, các nghiên cứu về chúng - cũng giống như về sử thi

Tây Nguyên nói chung - thường nói đến hệ thống sử thi của cả tộc người hoặc ít ra là một nhóm địa phương hơn là tác phẩm riêng biệt, nếu có nói đến tác phẩm cụ thể thì cũng là để hướng tới vấn đề chung; và thứ hai, mặc dù các tác phẩm sử thi của một trong những tộc người sinh sống lâu đời nhất ở cao nguyên có thu hút sự quan tâm của giới khoa học, trên thực tế số lượng cơng trình khảo sát về đối tượng này đến nay vẫn hạn chế, nhất là cơng trình dung lượng lớn.

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w