Từ năm 955, cùng với việc sáp nhập Tây Ngun vào lãnh thổ Việt Nam Cộng hịa, Ngơ Đình Diệm chủ trương thực thi chế độ trực trị đối với nó nhằm xóa bỏ thiết chế tự quản cũng như quyền sở hữu đất đai của

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 103 - 106)

trương thực thi chế độ trực trị đối với nó nhằm xóa bỏ thiết chế tự quản cũng như quyền sở hữu đất đai của các buôn làng, nhưng không lâu sau đã phải nhượng bộ trước phong trào đấu tranh của các tộc người thiểu số nơi đây (phong trào BaJaRaKa). Tổng thống kế tiếp là Nguyễn Văn Thiệu, học tập kinh nghiệm của chính quyền thực dân Pháp trước 1945, đã có đường lối mềm dẻo hơn với Tây Nguyên qua việc chấp nhận hình thức tổ chức kinh tế - xã hội vốn có của nó [24, tr. 98 - 100].

lay” [125, tr. 55]. Sử thi vẫn có bối cảnh khá phù hợp cho mình. Một phụ nữ ở vùng kháng chiến cũ (nơi bà sống là một trong những nơi xa trung tâm nhất của tỉnh Gia Lai) cho chúng tôi biết, thời điểm bà “đi dân công” chống Mĩ cũng là thời điểm mà việc hát kể sử thi đang cịn diễn ra một cách khá hấp dẫn. Thậm chí, mảnh đất quê hương bà bấy giờ vẫn tiếp tục sản sinh ra các nghệ nhân tài năng, được mến mộ. Người hiện ở ngay gần nhà bà là một ví dụ. Ơng này, nay khoảng 70 tuổi, có kể lại với chúng tơi một kỉ niệm đáng nhớ trong thời gian bị nhà cầm quyền bắt giam ở Gia Lai và Phú Quốc vào những năm đầu thập niên 70 vì theo cộng sản làm du kích: quản lí trại giam biết tài đã tổ chức cho ông diễn xướng h’mon trước 300 tù binh người dân tộc thiểu số và cả 400 tù binh người Kinh! Một người Bahnar cao niên khác ở cùng khu vực cũng chung một nhận định với nghệ nhân vừa đề cập, rằng, nếu có lí do khiến cho sức sống của những áng sử thi khơng được như trước, thì đó là “lo đánh giặc không kể mấy”, chứ không phải người bản tộc khơng cịn u thích chúng. Có thể nói, trong giai đoạn đầy sóng gió này, đúng là “sử thi vẫn âm ỉ tồn tại, nhưng điều kiện và không gian để được thể hiện không nhiều” [39, tr. 242].

Như vậy, dưới thời thuộc Pháp và thời Mĩ can thiệp vào miền Nam, kinh tế Tây Nguyên mang tính lưỡng thể rõ nét với nền kinh tế chun mơn hóa ở những khu vực nhất định và nền kinh tế tự nhiên ở nơi còn lại. Ở bộ phận thứ hai và cũng là bộ phận chiếm phần lớn, nền văn hóa cổ truyền tương ứng nhìn chung tiếp tục được duy trì. H’mon vẫn cịn cơ sở xã hội của nó, vì như đã nói, sử thi là sản phẩm văn hóa gắn liền với tâm lí tập thể và một nguồn gốc quan trọng của tâm lí tập thể chính là tính tập thể trong hoạt động sản xuất.

3.1.2. Sử thi Bahnar từ sau ngày giải phóng miền Nam (1975) đến trước Đổi mới (1986) Đổi mới (1986)

Cái cơ bản quyết định số phận của sử thi sống ở Tây Nguyên nói chung và sử thi Bahnar nói riêng chính là sự thay đổi của quan hệ sản xuất trong giai đoạn từ sau ngày giải phóng cho đến trước thời kì Đổi mới.

Kể từ năm 1975, Nhà nước bắt đầu thực hiện chủ trương cải tạo toàn diện Tây Nguyên từ nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp sang nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Điều này đã từng bước làm tan rã mơ hình kinh tế - xã hội truyền thống, vốn là cơ sở cho sự ra đời và tồn tại các áng sử thi. Nói cách khác, sự đứt đoạn trong tổ chức kinh tế kéo theo tình trạng tương tự đối với tổ chức xã hội truyền thống của các dân tộc thiểu số nơi đây là nguyên nhân khiến nhiều hình thức nghệ thuật gắn liền với cuộc sống cũ khơng cịn mơi trường thực sự.

Quá trình cải tạo lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vừa nói trên đã diễn ra đồng thời ở tất cả các tỉnh Tây Nguyên, được đẩy mạnh hơn vào cuối thập niên 70, đầu thập niên 80.

Cụ thể:

Tại Gia Lai - Kon Tum, vào các năm 1976 - 1977, các hợp tác xã thí điểm đầu tiên được thành lập ở xã Đắc T’can và xã Diên Bình (Đắc Tơ). Trong các năm 1978 - 1980, phong trào hợp tác hoá đã phát triển tồn tỉnh. Cuối năm 1981, có 56% số hộ nơng dân gia nhập tập đoàn sản xuất và hợp tác xã (trong đó, tập đồn sản xuất chiếm 36%) [3, tr. 317]. Đến năm 1984, tỉnh Gia Lai - Kon Tum đã tổ chức định canh định cư cho 22 vạn đồng bào dân tộc ít người, thành lập được 95 hợp tác xã và hơn 1000 tập đoàn sản xuất [92, tr. 110].

Tại Đắc Lắc, tính đến năm 1982, 193 hợp tác xã và 229 tập đoàn sản xuất đã được thành lập với 81.019 hộ, 404.388 nhân khẩu, 114.318 lao động

(chiếm 63% dân số). Kinh tế tập thể quản lí khoảng 73.400 ha đất nơng nghiệp, tức 70% diện tích canh tác [4, tr. 322]. Đến năm 1985, ngồi việc đưa vào các nông, lâm trường 6924 hộ, 39.262 khẩu và 13.227 lao động là người các dân tộc thiểu số [90, tr. 326], tỉnh còn tổ chức định canh định cư hơn 4200 hộ khác [88, tr. 191].

Tại Lâm Đồng, tính đến năm 1982 - 1983, tỉnh đã đưa 2000 lao động là người dân tộc thiểu số vào nông trường quốc doanh, 5000 người vào nông trường lâm nghiệp và định cư hơn 4000 hộ [127, tr. 126]. Cuối năm 1984, Liên hiệp Lâm - công nghiệp Ea Súp (Bộ Lâm nghiệp) đã có 6318 lao động (với 12.719 khẩu) là người dân tộc thiểu số trên tổng số 10.416 lao động, chiếm hơn 60% [69, tr. 331 - 332].

Như thế, có thể nói về mặt hình thức tổ chức, sau 10 năm giải phóng, Tây Ngun đã hồn thành cơ bản phong trào hợp tác hoá, xác lập được quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, đưa nền kinh tế truyền thống của các dân tộc thiểu số nơi đây sang nền kinh tế kế hoạch - hàng hoá xã hội chủ nghĩa1. Bên cạnh một số tác dụng tích cực, cịn rất nhiều vấn đề bất cập xung quanh phong trào này mà hệ lụy vẫn chưa được giải quyết hết trong nhiều năm về sau [61, tr. 95 - 113], song đó khơng phải là điều chúng ta cần quan tâm ở đây. Điều chúng ta cần quan tâm là cấu trúc kinh tế - xã hội cũ của các dân tộc thiểu số tại chỗ vì thế bị biến dạng ở mức độ nhất định hoặc giải thể, trong khi nó lại là điều sống cịn đối với văn hố, bởi trên thực tế, “người dân chú ý nhiều đến ý thức công xã hơn ý thức là người một nhóm địa phương hay một dân tộc” [124, tr. 192]. Như đã phân tích, với xã hội được tổ chức trên cơ sở chun mơn hóa về lao động, ý thức cá nhân sẽ phát triển thay vì ý thức là thành viên của một cộng đồng truyền thống trong khi làm nên thế giới sử thi lại là sự

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 103 - 106)