Nay là Sở Văn hóa, thể thao và du lịch.

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 135 - 137)

1998, cịn Dng Wiwin - Trường ca Bahnar Kriêm, Chàng Dyôông - Trường

ca Bahnar Kriêm, Sử thi Bahnar Konkđeh, Sử thi Bahnar Kriêm, H’mon Bahnar Konkđeh và H’mon Bahnar Giơlơng của Hà Giao cùng cộng sự được

công bố trong các năm từ 1998 đến 2010 bởi Nxb. Văn hóa dân tộc, Nxb. Đà Nẵng và Nxb. ĐHQG Hà Nội. Vì là những cơng trình cá nhân, tiêu chí và cách thức lựa chọn tác phẩm trong các sưu tầm trên phụ thuộc nhiều vào chủ quan của người thực hiện. Đó rất có khả năng là một nguyên nhân dẫn đến thực tế không phải tất cả những sáng tác trong các ấn phẩm vừa đề cập đều thực sự là sử thi. Chẳng hạn, một số tác phẩm trong các cơng trình sưu tầm của Hà Giao mang tính chất của truyện cổ tích, và một số có thể vốn là sử thi nhưng khơng hoặc hầu như khơng cịn chứa đựng các công thức kể tả và những đoạn tường thuật trùng lặp từ một hoặc nhiều điểm nhìn mang đặc trưng thể loại (là cái làm nên tính trì hỗn của sử thi, khiến nó khác với những thể loại tự sự dân gian có tốc độ cao như thần thoại, truyền thuyết...). Các sưu tầm của Phan Thị Hồng thì có lẫn cả bản kể giản lược (trường hợp

Giơng đi săn). Ngồi ra, vì những lí do nhất định, bao gồm cả tài chính,

khơng phải tác phẩm nào cũng được xuất bản dưới dạng song ngữ. Một số mới được dịch ra tiếng Việt ở dạng văn xi.

Về nhóm thứ hai, các cán bộ của Sở Văn hóa thơng tin địa phương. Ở Gia Lai, địa bàn được xem là có trữ lượng sử thi Bahnar lớn nhất theo khẳng định của đồn cơng tác của Viện Văn hóa - sau này là những tác giả Folklore Bahnar - khi tìm thấy h’mon cách đây vài thập niên, các cán bộ của Sở Văn

hóa thơng tin đã cơng bố được 04 cơng trình sưu tầm chun biệt về h’mon là Dyông Dư, Bia Brâu, Diơ\ hao jrang và Atâu So Hle, Kơne Gơseng (đều do

Sở Văn hóa thơng tin của tỉnh xuất bản, trong thời gian từ năm 2000 đến 2005). Những tác phẩm vừa nói - tên cơng trình cũng chính là tên tác phẩm - là sử thi thực sự, được in song ngữ và phần dịch sang tiếng Việt được biên tập

cơng phu. Tuy nhiên, con số trên vẫn rất ít ỏi so với kho tàng h’mon ở một nơi được xem là cái nôi của sử thi Đông Nam Á như Gia Lai. Sở dĩ “chưa có được những thành tựu như mong đợi về mặt này” là do, như một người trong cuộc cho biết, việc nghiên cứu, sưu tầm văn hố dân gian trong đó có sử thi “chưa thực sự được xem là một nhiệm vụ bắt buộc, một công tác phải làm hằng năm hay trong nhiều năm” và nhân lực cũng như các điều kiện kèm theo để thực hiện công việc này ở địa phương cũng “chưa được đặt ra, một cách rõ ràng, cụ thể, bằng văn bản” [118, tr. 165].

Bước ngoặt rất lớn đối với việc sưu tầm sử thi Bahnar chính là sự xuất hiện Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử

thi Tây Nguyên (2001 - 2007), được phối hợp thực hiện giữa Viện KHXH Việt

Nam và các tỉnh Tây Nguyên như đã nói. Đây là dự án quy mơ nhất về sử thi nói chung và hoạt động sưu tầm sử thi ở cao nguyên Nam Trung Bộ nói riêng từ trước tới nay, với hàng trăm người tham gia. Năm 2001, Dự án đã tổ chức 02 lớp tập huấn về phương pháp điều tra, sưu tầm tại tỉnh Đắc Lắc (gồm 99 học viên) và tỉnh Gia Lai (gồm 98 học viên). Đối tượng được tập huấn là các cán bộ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian và Viện KHXH tại Thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Viện KHXH Việt Nam); Trường Đại học KHXH và Nhân văn (thuộc ĐHQG Hà Nội); các Sở Văn hóa - Thơng tin của các tỉnh Tây Nguyên và phụ cận (Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum, Bình Phước và Phú Yên) và một số nghệ nhân cùng cán bộ quản lí. Việc tập huấn được thực hiện nhằm mục đích trang bị các kiến thức, phương pháp cần thiết và thống nhất cách làm việc đối với những người sẽ trực tiếp tham gia công tác điều tra - sưu tầm sử thi, đồng thời quảng bá để cán bộ quản lí các cấp cùng nhân dân biết và tạo điều kiện cho các hoạt động của Dự án [19, tr. 7]1. Theo Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản,

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 135 - 137)