Sự bất ổn của Tây Nguyên chủ yếu có nguyên nhân từ những xung đột trong quan hệ dân tộc liên quan đến quyền sử dụng đất [61, 155 164].

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 112 - 115)

Trong một báo cáo tại Hội thảo Sử thi Việt Nam (2009), Tô Ngọc Thanh khẳng định rằng ngày nay khơng thể có mơi trường diễn xướng đúng nghĩa cho h’mon vì nền sản xuất đã thay đổi - “đồng bào khơng trồng lúa rẫy và có trồng thì cũng khơng theo cách ngày xưa nữa” và “phần lớn đồng bào trồng cây công nghiệp như cà phê, điều, tiêu mà quá trình sinh trưởng và kĩ thuật canh tác hồn tồn khác”.

Ơng viết:

... mối quan hệ huyền thoại của đồng bào với thiên - siêu nhiên đang dần bị giải thiêng; ranh giới giữa cõi sống - cõi chết, giữa quá khứ và hiện tại, giữa tổ tiên và con cháu ngày càng rõ nét. Niềm tin vào tính hiện thực và sự hiện hữu của những gì xảy ra trong h’mon ngày càng phai nhạt. Các nghệ nhân - các Bok h’mon ngày càng ít đi và nếu cịn thì cũng khơng cịn cơng chúng, khơng cịn khơng gian cơ hữu để hát kể nữa. Sinh hoạt hát kể h’mon dần biến khỏi vị trí của một hoạt động thành tố hữu cơ thuộc nền văn hố dân gian của đồng bào, bởi vì “thần thoại khơng thể tồn tại cùng máy hơi nước”... [96, tr. 204].

Khẳng định này của nhà nghiên cứu cũng gặp gỡ ý kiến của một số người bản địa được chúng tơi phỏng vấn. Những trí thức Bahnar từng có trải nghiệm với sử thi của dân tộc mình mà tơi có dịp tiếp xúc đều cho rằng,

h’mon ít có cơ hội ảnh hưởng tới đời sống tinh thần của dân tộc như trước

đây do thế giới quan gắn liền với nền sản xuất cũ của người dân đã khơng cịn tồn tại nguyên vẹn, trong khi nó lại là một hình thức nghệ thuật dân gian đặc biệt, không thể không diễn xướng và thưởng thức bằng niềm tin thiêng liêng, tuyệt đối.

Bên cạnh đó, cần phải nói rằng tác động của làn sóng tồn cầu hố đã khiến nền văn hoá cổ xưa của người Bahnar, bao gồm cả h’mon, “gục ngã” nhanh hơn.

Tồn cầu hóa, như ta biết, có ảnh hưởng hết sức rộng rãi đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa - và đặc biệt là văn hóa [154]. Dù rằng q trình tồn cầu hóa sẽ đem lại những tác dụng thực sự tích cực đối với đời sống xã hội nếu được “kiểm sốt” một cách thích hợp [140], những ảnh hưởng của nó lại khiến nguy cơ bị đồng nhất về văn hóa của các tộc người trở nên thường trực. Những thập niên qua, thế giới đã chứng kiến sự thay đổi to lớn của châu Á [169], nhất là Đông Nam Á [170] dưới ảnh hưởng của q trình này, và Tây Ngun chính là một trường hợp. Sự xuất hiện ngày càng thường xun các yếu tố văn hố từ bên ngồi khiến đời sống văn hóa - tinh thần của người dân Tây Nguyên đã và đang thay đổi rất mau chóng. Việc phổ cập mạng lưới điện cùng việc mở rộng địa bàn phủ sóng của đài truyền hình trung ương và địa phương cho phép các hộ gia đình sử dụng một cách thuận tiện hơn những phương tiện nghe nhìn hiện đại, và sự có mặt của chiếc vơ tuyến thực sự đã làm xáo trộn cuộc sống vốn có của người dân khắp các bn làng. Tối tối các chương trình giải trí trên truyền hình đã thu hút hết thảy già trẻ trai gái. Thậm chí, vào những năm cuối đời, Ya\ Ngao - nghệ nhân sử thi nổi tiếng người Bahnar - hầu như không hát kể sử thi, vì bà và các “cơng chúng” xưa của mình cịn mải xem đến khuya những bộ phim truyền hình ngoại quốc dài tập ở hội trường mỗi ngày [43, tr. 34]. Việc mua/thuê các loại băng đĩa phim, ca nhạc... trở thành việc quen thuộc với nhiều người. Khơng ít người cịn thức thâu đêm để xem các loại băng đĩa phim kiếm hiệp, tâm lí xã hội hiện đại của Hồng Kơng, Đài Loan, Mĩ... tại nhà rông, ngôi nhà cơng cộng của làng. Thanh niên đa số có điện thoại di

động và cập nhật những trào lưu thời trang mới không thua kém đồng niên ở thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội [39, tr. 245]. Đặc biệt, từ đầu thế kỉ XXI trở đi, sự xuất hiện ngày một phổ biến của chiếc máy vi tính ở đây đã đem lại một thách thức lớn nữa đối với văn hóa truyền thống. Như một nghiên cứu đã nhận định, rằng ứng dụng Internet đang dần trở thành trung tâm của việc liên lạc trong các cộng đồng dân tộc thiểu số ở các nước đang phát triển [157, tr. 344], mạng Internet quả thực đã thu nhỏ dần khoảng cách giữa thế giới bên ngoài và cao nguyên của chúng ta. Khơng phải ngẫu nhiên mà có tác giả đã viết một cách ảm đạm: “Như thế đó - ngơi nhà truyền thống, đám rẫy truyền thống, nhà mồ truyền thống, khơng gian văn hố truyền thống, trong đó có khơng gian cồng chiêng, khơng gian của những câu chuyện cổ, những bài ca dao, dân ca và cả kho tàng sử thi quí giá... của cư dân Tây Nguyên, nay đang dần vỡ vụn trước những lớp sóng xơ khơng ngơi của thời đại phát triển kinh tế và phong trào hội nhập” [39, tr. 246].

Gần đây nhất, để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, trong tháng 9 năm 2011 chúng tôi đã tiến hành một số khảo sát về mối quan tâm của người dân Bahnar hiện nay đối với sử thi. Kết quả cho thấy việc diễn xướng sử thi đang ngày càng đi tới chung cục và khơng có gì báo hiệu rằng tình hình này có thể vãn hồi.

Những người mà chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn sâu bao gồm nơng dân, trí thức, người làm nghề tự do, học sinh... bản tộc với các độ tuổi và trình độ học vấn khác nhau, theo hoặc khơng theo đạo, ở cả địa bàn nông thôn và thành thị của các tỉnh Gia Lai và Kon Tum1. Cụ thể:

1. Nữ, 75 tuổi2, nông dân, không theo đạo.

1 Sở dĩ chúng tôi chọn phương pháp điều tra định tính mà cụ thể ở đây là phỏng vấn sâu, thay vì điều tra định lượng (tức điều tra bằng bảng hỏi), là bởi, như đã nói, điều tra định tính có hiệu quả hơn trong việc tìm hiểu lượng (tức điều tra bằng bảng hỏi), là bởi, như đã nói, điều tra định tính có hiệu quả hơn trong việc tìm hiểu những vấn đề liên quan đến nhận thức, thái độ, quan niệm, tình cảm... của người được hỏi.

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w