Trong một nghiên cứu có liên quan, chúng tơi nhận thấy ở vài khía cạnh, cách thức trần thuật trong h’mon

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 69 - 74)

đã chứa đựng một số yếu tố kĩ thuật phức tạp nhất định, nhưng sự phức tạp đó là xét “trên bình diện những tác phẩm sử thi cổ sơ” [66, tr. 71].

Khơng phải ai cũng có thể hát kể h’mon. Xưa kia, mỗi làng Bahnar chỉ có một, hai người biết làm việc này, đôi khi không người nào. Để diễn xướng được những sáng tác dài hơi như h’mon, không những người ta phải trải qua một quá trình học hỏi và rèn luyện nhất định, mà cịn cần có những tố chất nữa. Theo Tơ Ngọc Thanh:

Trước hết, ông ta phải là người thông minh, có trí nhớ tốt. Lại phải có khả năng phân tích diễn biến và tính cách các nhân vật trong truyện để thay đổi ngữ điệu, thay đổi sắc thái giọng hát mà thể hiện tính cách và trạng huống đó. Ơng ta phải thuộc các làn điệu, có giọng hát hay; biết vận dụng và thể hiện các làn điệu đó; phải biết phân đoạn, phân câu; đặt chỗ lấy hơi, chọn nơi thêm luyến láy, từ phụ từ hư làm cho lời và giọng kể được sinh động. (…). Trong nghệ nhân h’mon tập trung tài năng của một nhà thơ, một nhạc sĩ kiêm ca sĩ, một diễn viên thoại - kịch. Do đó, số người biết hát kể

h’mon đã hiếm - họ thường là nam giới và cha truyền con nối - mà

những nghệ nhân bậc thầy càng hiếm hơn [94, tr. 251 - 252].

Nhận định này rất chính xác. Chẳng hạn, một nghệ nhân mà chúng tôi từng tiếp xúc - ở làng Châu, xã Chư Krei, huyện Kon Chro, tỉnh Gia Lai - cho biết, chỉ mình ơng trong gia đình gồm năm anh em trai là người nối nghiệp được cha mình, mặc dù những người kia khơng phải khơng u thích h’mon.

Nhưng dẫu như vậy, người Bahnar cũng khơng có nghệ nhân h’mon “nhà nghề”. Khơng ai lấy việc diễn xướng làm nghề sinh nhai. Nghệ nhân cũng làm rẫy, chăn nuôi, làm nghề thủ công… như bất cứ thành viên nào trong bn làng để duy trì cuộc sống tự cung, tự cấp vốn nhọc nhằn và bấp bênh. Những tặng vật nếu có từ bà con như hoa quả, trứng, gạo, gà… sau mỗi lần “biểu diễn” mang ý nghĩa cổ vũ là chính. Nói chung, trong xã hội Bahnar truyền thống chưa thể có một đội ngũ những nghệ nhân dân gian được tổ chức

thành tập thể, đi từ địa phương này đến địa phương khác để thu lượm vốn thơ ca sử thi, ứng tác và biểu diễn - nghĩa là chưa có sự đầu tư một cách chuyên nghiệp nào cả. Kết quả là, h’mon, như người ta tìm thấy nó cách đây mấy thập niên, vẫn có cấu trúc rất sơ giản, thậm chí có thể xếp vào loại cổ nhất.

Về việc diễn xướng, nhà nghiên cứu Tô Ngọc Thanh và cộng sự đã ghi lại được không chỉ âm thanh mà cả hình ảnh những buổi hát kể sử thi của người Bahnar cuối thập niên 70 của thế kỉ trước ở An Khê, thời điểm mà việc hát kể h’mon ở đây vẫn hồn tồn mang tính truyền thống.

Theo những trang viết của Folklore Bahnar về việc diễn xướng h’mon: Bao giờ nó cũng chỉ xuất hiện bằng lời hát kể của nghệ nhân trước một khối người đồng tộc đơng đảo, thơng thường là tồn bộ cư dân một pơlei Bahnar. Hát - kể h’mon có thể làm ở nhà rơng, hay ở một nhà nào đó, hoặc chính nhà nghệ nhân vào ban đêm. Nhân dân đến tham dự phần lớn ngồi ở bên ngoài. Họ đốt nhiều đống lửa bao quanh căn nhà và làm thành những nhóm người ngồi im lặng, vừa rít tẩu, vừa nghe. Chỉ có một số người cao tuổi, thuộc lớp già làng, là ngồi ở trong nhà, bên bếp lửa ở gian tiếp khách (...). Vị trí của nghệ nhân là ngay gian đầu hồi phía Tây. Ơng ta nằm ngửa trên sàn, chân chữ ngũ, tay phải đặt lên trán, tay trái đặt ở bụng, đầu gối lên một khúc gỗ hay tấm vải choàng cuộn lại. Trong tư thế đó, nghệ nhân hát - kể h’mon, tuy rằng khi mỏi, ơng ta có thể nghỉ một chút để uống nước hoặc đơn giản chỉ đổi thế chân và tay. Cần lưu ý rằng khu vực nghệ nhân nằm hát - kể khơng có đèn hay bếp lửa. Tồn thân ơng ta chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng ánh lửa từ bếp của gian tiếp khách bùng lên thì mới thấy thấp thống một phần hay tồn bộ thân hình người nghệ nhân cùng với cái bóng của ơng được ánh

sáng phóng đại lên trên vách ngăn của đầu hồi. Và chỉ vài giây sau, tất cả lại chìm trong bóng tối đã trở nên đen thẫm hơn. Trong không gian im ắng của đêm đen mùa đông giá lạnh chỉ có tiếng nghệ nhân vang lên, như vọng đến từ thuở xa xưa nào đó. Tất cả mọi nhân tố có thể gây “nhiễu” đều bị triệt tiêu hồn tồn. Với khung cảnh ấy, cả người kể lẫn người nghe đều được tiếng hát dẫn vào không gian và thời gian lịch sử của câu chuyện, khiến cho họ như được sống ngay trong diễn biến của chuyện... [94, tr. 250 - 251].

Một “người trong cuộc” thậm chí vẫn cịn nhớ và kể với chúng tơi, tác giả luận án này, rằng trong các buổi diễn xướng mà ơng đã từng tham dự khi cịn nhỏ, có cả người chuyên mồi thuốc cho nghệ nhân để cuộc hát không bị gián đoạn!

Người Bahnar khi tham dự một buổi hát kể h’mon luôn tin rằng linh hồn tổ tiên - những nhân vật trong tác phẩm - cũng theo các câu chuyện đó mà trở về với họ. Vậy nên mới có quy định bất thành văn là đã hát kể phải hát kể bằng hết chứ không bỏ dở chừng, nhằm tránh việc làm phật ý những linh hồn nói trên. Điều này gợi chúng ta nhớ đến quy định trong các nghi lễ hát

then, pụt, mo của các tộc người thiểu số phía bắc: mời thần linh về dự lễ xong

phải làm lễ mời đi, đề phòng trường hợp họ ở lại sẽ gây điều bất lợi cho gia đình, cộng đồng. Phải chăng, vì tín ngưỡng xuất hiện ở nơi nào có sự phân biệt cái thiêng với cái tục và có sự “ tiếp xúc” giữa con người với lực lượng siêu tự nhiên, hát kể h’mon cũng là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng? Theo kí ức mà một số người bản tộc chia sẻ với chúng tơi thì việc diễn xướng

h’mon dường như khơng gắn với nghi lễ rõ rệt nào, tuy nhiên với những gì đã

trình bày, rất có thể đây là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng khơng tự giác. Và nếu đúng vậy, ta sẽ thấy rõ hơn nữa tính chất nguyên hợp của những sáng tác này.

Ngôn ngữ diễn xướng h’mon có hai yếu tố cơ bản: lời và nhạc. Ngơn ngữ ngồi lời và nhạc nói chung khơng phải là ngơn ngữ diễn xướng những tác phẩm này, vì cái mà nghệ nhân và người nghe tập trung vào là câu chuyện

quá khứ được thể hiện qua lời hát. Khơng phải ngẫu nhiên, có nhà nghiên cứu

đã nhấn mạnh rằng sự tiết kiệm tối đa các phương tiện diễn xuất - trang phục, ánh sáng, động tác... - là nét đặc trưng trong việc trình bày chúng.

Về “lời”, h’mon thường được thể hiện xen kẽ bằng văn xuôi và văn vần hoặc văn xuôi đối xứng cặp.

Theo Tô Đông Hải, nhà nghiên cứu quen biết về Tây Nguyên:

Đó là hiện tượng sử dụng những từ vần với nhau, hoặc những câu đối nhau, lặp đi lặp lại, tạo nên những câu “thơ” dài ngắn khác nhau, khi đọc lên tạo thành nhịp điệu, rất thuận lợi cho việc âm nhạc hố chúng. Đồng thời, vì chính những câu thơ đó có cấu trúc linh hoạt nên rất thích hợp với hình thái kể chuyện [35, tr. 134].

Về “nhạc”, làn điệu hát kể h’mon, như nhóm tác giả Folklore Bahnar cho hay, có tính ngâm vịnh (récitatif) - bắt đầu từ âm cao nhất chuyển dần từng bậc theo hướng đi xuống, ở mỗi bậc âm giai điệu chạy dài theo âm đó, cịn cuối mỗi mạch ngắt thì người kể dùng một loại âm hình giai điệu mang tính chất luyến láy cùng những hư từ trong lời ca để đánh dấu - và mang nhiều bản sắc cảm thụ riêng của người kể, cũng phụ thuộc vào trạng huống tâm sinh lí nghệ thuật của người đó trong từng lần kể và khơng khí buổi trình diễn nữa.

Với hình thức ca hát này, Tơ Đơng Hải nhận xét:

… đồng bào rất dễ dàng chuyển hoá từ cách đọc một cách có nhịp điệu những lời nói vần sang hát kể, bởi khoảng cách giữa hình thức hát này với lối đọc thơ có vần, điệu và diễn cảm không xa lắm. Lối hát kể cũng khơng có cấu trúc bài một cách khn mẫu mà hồn tồn có thể kéo dài hay rút ngắn tuỳ theo lời ca. Đó là lối

hát có thể kết thúc ở đâu cũng được. Các câu hát đều có giai điệu tương tự, bởi khi nghe sử thi, người nghe dành phần chú ý nhiều cho nội dung lời hơn là thưởng thức âm nhạc [35, tr. 135].

Do chủ yếu đóng vai trị hình thức chuyển tải nội dung của tác phẩm, âm nhạc trong diễn xướng h’mon là nhạc hát. Những người Bahnar từng được nghe diễn xướng h’mon thường cho chúng tôi biết họ rất ấn tượng với giọng hát to, “vỡ nhà” của nghệ nhân. Giống các dân tộc khác trong vùng, người Bahnar khi diễn xướng sử thi của mình khơng dùng nhạc cụ - hiện tượng hát kể sử thi có nhạc cụ đệm ở Tây Nguyên chỉ mới xuất hiện gần đây, không mang tính điển hình.

Có thể nói, cũng như với hình thức xây dựng cốt truyện - nhân vật và hình thức trần thuật, bối cảnh lịch sử - xã hội đã để lại dấu ấn trong hình thức diễn xướng h’mon.

Như vậy, có thể nói, nội dung và hình thức của sử thi Bahnar bộc lộ khá rõ sự phản chiếu xã hội hình thành nó.

2.2. VAI TRÒ XÃ HỘI CỦA SỬ THI BAHNAR, SỰ ĐÁP ỨNG NHU CẦU LỊCH SỬ CỤ THỂ LỊCH SỬ CỤ THỂ

Là sản phẩm nghệ thuật mang tính nguyên hợp đặc trưng cho giai đoạn tiền nhà nước, sử thi Bahnar có những vai trị xã hội quan trọng1. Qua tìm hiểu của chúng tơi, h’mon trong q khứ có những vai trị chính sau.

2.2.1. Vai trị liên kết cộng đồng

Cộng đồng là một trong những khái niệm nền tảng của xã hội học, được xem như hình thức chung sống trên cơ sở sự gần gũi của các thành viên về mặt cảm xúc, hướng tới sự gắn bó đặc biệt mật thiết được chính họ tìm kiếm và vì thế được con người cảm thấy có tính cội nguồn [29, tr. 98]. Khái niệm này - được đưa ra lần đầu bởi F. Tonnies - có ảnh hưởng lớn trong ngành, thể hiện qua

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w