văn hóa học, khảo sát một cách có hệ thống các đặc điểm và quá trình vận động của sử thi Bahnar trong mối quan hệ với bối cảnh lịch sử - xã hội, trên cơ sở đó đưa ra những nhận định của bản thân về số phận của nó.
1.3. LÍ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với câu hỏi nghiên cứu của đề tài là “Sử thi Bahnar là gì và nó có số phận như thế nào trong xã hội đương đại?”, lí thuyết chính được chúng tơi sử dụng là duy vật lịch sử (historical materialism) của K. Marx [71] và duy vật văn hóa (cultural materialism) của M. Harris [151]. Xin lưu ý, lí thuyết của Marx có nhiều nội dung, ở đây - từ góc độ một luận án văn hóa học - chúng tơi chỉ quan tâm tới nội dung có liên quan là nội dung bàn về mối quan hệ giữa
nền tảng vật chất của xã hội với văn hóa (mà cụ thể là giữa cơ sở hạ tầng với
kiến trúc thượng tầng), cũng chính là nội dung khiến nó được lĩnh vực nghiên cứu văn hóa lâu nay xem như một lí thuyết văn hóa.
Marx và Harris đều khẳng định ảnh hưởng mang tính quyết định của điều kiện vật chất đối với ý thức xã hội. Marx cho rằng hình thức sản xuất đời sống vật chất là cơ sở của các q trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Theo ơng, những yếu tố thuộc về nền văn hóa của một xã hội như luật pháp, nhà nước, tơn giáo... ln được xã hội đó tổ chức theo cách hướng tới việc đáp ứng các nhu cầu vật chất của nó. Diễn đạt khác đi, cơ sở hạ tầng, xét đến cùng, mới là xuất phát điểm cho sự hình thành và phát triển các yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc vừa nói, và vì thế các yếu tố này cần được giải thích bởi nền tảng vật chất thay vì bản thân chúng. Cịn Harris, vốn là người có kế thừa một số quan điểm của Marx, cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự khác biệt của các khía cạnh tinh thần trong đời sống con người là sự khác biệt về nền sản xuất, cái chi phối cách con người giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thỏa mãn các nhu cầu cơ bản trong một môi trường sống
cụ thể. Sự chi phối ấy bắt nguồn từ nhu cầu tạo ra thức ăn, chỗ ở, phương tiện lao động, công nghệ... và tái sản xuất dân số trong giới hạn cho phép của môi trường. Nói chung, cùng quan tâm đến vai trị của điều kiện vật chất đối với ý thức xã hội nhưng trong khi Marx nhấn mạnh đến khía cạnh quan hệ sản xuất thì Harris nhấn mạnh đến khía cạnh cơng nghệ và sinh thái.
Tuy có gây ra sự tranh luận nhất định xung quanh cách nhìn nhận về tính tự trị của văn hóa, cả hai lí thuyết gia vừa đề cập - đặc biệt là Marx - được giới khoa học quốc tế, cho đến nay, thừa nhận rộng rãi là đã tạo nên một số ảnh hưởng đáng chú ý trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa cũng như nhiều lĩnh vực khác của khoa học xã hội và nhân văn nói chung [138, tr. 232 - 233] [144, tr. 267 - 289], [156, tr. 503 - 508], [162, tr. 120 - 122], [164, tr. 379 - 382], [165, tr. 326 - 335], [168, tr. 171 - 177], [174, tr. 6 - 9]... Thế nhưng, trong bối cảnh hiện tại, giống như ở nhiều nước vốn thuộc khối xã hội chủ nghĩa, ở Việt Nam đang có một trào lưu ly khai hoặc phê phán cực đoan việc áp dụng những gì liên quan đến lí thuyết (duy vật) của Marx vào nghiên cứu văn hóa nói chung và đặc biệt là văn học nói riêng. Chúng tơi cho rằng đó là một thái độ khơng khách quan. Một lí thuyết, để đứng lại được trong một thời gian dài - dù là gây tranh cãi - phải có những điểm khả thủ, và giống như mọi lí thuyết khác (tức khơng thể đánh giá là đúng hoặc sai một cách tiên nghiệm), nó cần được nhìn nhận ở việc làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu cụ thể đến đâu. Nét khả thủ của lí thuyết đang bàn nằm ở chỗ nó yêu cầu một sự chú ý có thể là cần thiết đến vai trị của các điều kiện vật chất đối với ý thức xã hội, trong đó bao gồm những sản phẩm văn hóa. Sử thi là sản phẩm gắn liền với tâm lí tập thể và một nguồn gốc quan trọng của tâm lí tập thể chính là tính tập thể trong hoạt động sản xuất, vì vậy nghiên cứu nó trong mối quan hệ với các điều kiện sản xuất vật chất của xã hội là có cơ sở. Với việc lựa chọn lí thuyết của Marx và người kế thừa ông, chúng tôi mong muốn, bằng kết quả
nghiên cứu của mình, bảo vệ được hạt nhân quan điểm của các nhà khoa học đi trước về sử thi Tây Nguyên nói chung và sử thi Bahnar nói riêng, là những người chủ yếu đã ứng dụng - theo chúng tơi là khá thỏa đáng - lí thuyết duy vật trong nghiên cứu, bên cạnh việc phản biện một số ý kiến của họ nhằm vận dụng chính xác hơn lí thuyết này.
Phương pháp được sử dụng trong đề tài là phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp đặc trưng của văn hóa học. Với phương pháp đã nêu, ở cấp độ chi tiết chúng tôi sử dụng các thao tác nghiên cứu sau: khảo sát văn bản tác phẩm, quan sát, phỏng vấn sâu, và phân tích - tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã có. Cụ thể, chúng tơi so sánh, đối chiếu nội dung văn bản tác phẩm với tư liệu dân tộc học, có kết hợp phỏng vấn người bản tộc để trả lời khía cạnh thứ nhất của câu hỏi nghiên cứu (sử thi Bahnar là gì), và dựa trên kết quả quan sát, phỏng vấn của bản thân cũng như sự phân tích - tổng hợp các kết quả nghiên cứu liên quan để trả lời khía cạnh thứ hai (nó có số phận như thế nào trong xã hội đương đại). Việc điều tra định lượng, tức điều tra bằng bảng hỏi, không được đặt ra trong đề tài bởi điều tra định tính, mà cụ thể ở đây là quan sát và phỏng vấn sâu, có hiệu quả hơn trong nghiên cứu những gì liên quan đến nhận thức, quan niệm, thái độ, tình cảm... của chủ thể văn hóa - người phỏng vấn sẽ có điều kiện nắm bắt được những vấn đề nằm đằng sau câu trả lời, mà thực ra có thể mới chính là câu trả lời.
Tiểu kết
Từ những điều kiện tự nhiên - xã hội đặc thù của cao nguyên Nam Trung Bộ, người Bahnar đã tạo nên một nền văn hoá khá tiêu biểu cho các tộc người nơi đây mà trong đó sử thi là một thành tựu đặc sắc. Kể từ khi được phát hiện, nhiều sử thi Bahnar đã được sưu tầm, biên dịch và giới thiệu. Việc khảo sát chúng cũng đã được xúc tiến cả dưới góc độ nghiên cứu cơ bản lẫn ứng dụng và đạt được những kết quả nhất định. Đề tài này, bằng tiếp cận văn
hóa học, hướng tới việc tìm hiểu bản chất của sử thi Bahnar trên tư cách sản phẩm văn hóa của một bối cảnh lịch sử - xã hội cụ thể và số phận của nó trong đời sống đương đại.
CHƯƠNG 2
SỬ THI BAHNAR - SẢN PHẨM VĂN HÓA ĐẶC THÙ CỦA XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG TRUYỀN THỐNG
Ở chương này, chúng tơi phân tích mối quan hệ giữa sử thi Bahnar và
xã hội truyền thống của tộc người chủ thể qua việc tìm hiểu những ảnh hưởng của xã hội tới sự hình thành các đặc trưng của h’mon cũng như các tác động ngược lại của h’mon tới xã hội, tức mối quan hệ thể hiện cả bên trong và bên ngoài tác phẩm.1
Dựa trên định nghĩa của từ truyền thống trong Từ điển tiếng Việt [129, tr. 1053], chúng tôi dùng cụm từ xã hội truyền thống để chỉ xã hội Bahnar trước năm 1975, thời điểm mà về cơ bản nó vẫn mang những “tính chất được trao lại từ nhiều đời trước”. Dưới góc nhìn lí thuyết được sử dụng trong đề tài, chúng tơi xem “tính chất được trao lại từ nhiều đời trước” quan trọng nhất của xã hội này là nền sản xuất cộng sản chưa chun mơn hóa. Gần đây, xã hội
truyền thống được nhìn nhận như một khái niệm có vấn đề và vì thế đã bị
khơng ít nhà nghiên cứu tránh né: “Vấn đề trong việc sử dụng nó là: (a) đó là một thuật ngữ để mô tả một số lượng lớn xã hội mà trên thực tế giữa chúng có sự khác biệt nhau, (b) mặc dù tỉ lệ những thay đổi trong các xã hội như vậy là thấp, sẽ sai lầm nếu cho rằng chúng không thay đổi, (c) kiến thức hệ thống về 1 Tùy theo sự khác biệt của các quan điểm mà mối quan hệ giữa xã hội và các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
được xem là cái thể hiện ở 1) bên trong tác phẩm, 2) bên ngoài tác phẩm, và 3) cả bên trong lẫn bên ngoài tác phẩm. G. Lukács và L. Goldmann là những nhà nghiên cứu đại diện cho quan điểm thứ nhất. Theo Lukács, các tác phẩm với một tập hợp các mối quan hệ giữa con người, tự nhiên và lịch sử - trong hình thức thế giới thu nhỏ - phản ánh tính tồn thể phức hợp của chính xã hội [160], [161]; cịn Goldmann cho rằng tác phẩm sáng tạo nên một thế giới mà cấu trúc của nó tương ứng với hiện thực xã hội trong đó tác phẩm được hình thành, cụ thể là đồng đẳng với cấu trúc tinh thần của nhóm xã hội mà tác giả thuộc về [148], [149]. R. Escarpit là trường hợp đại diện cho quan điểm thứ hai, khi quan tâm đến những ảnh hưởng của các tác phẩm văn học đối với cơng chúng, thay vì các vấn đề liên quan đến nội dung và cấu trúc của chúng [146]. T. Adorno, trường hợp đại diện cho quan điểm cuối, lại cho rằng cùng với việc tìm hiểu xem văn học có vị trí và ảnh hưởng như thế nào trong xã hội, cần chú ý đến việc xã hội có ảnh hưởng như thế nào đối với tác phẩm [136], [137]. Chúng tôi hưởng ứng quan điểm của Adorno.
các xã hội phi công nghiệp là yếu, và những kiến thức mới có thì khơng cịn đảm bảo cho việc sử dụng khái niệm này, (d) nó gắn liền với lí thuyết hiện đại hóa, cái đã bị phê phán bởi việc phác họa một sự đối lập q đơn giản hóa giữa tính truyền thống và hiện đại, (e) sự đơn giản hóa cực đoan chứa đựng trong thuật ngữ sẽ dẫn đến cái nhìn hoặc lãng mạn hóa hoặc kì thị những xã hội đó” [155, tr. 646]. Mặc dầu vậy, về phần mình, chúng tơi cho rằng một “xã hội truyền thống” dĩ nhiên vẫn có những vận động nhất định, và một “xã hội hiện đại” cũng khơng phải khơng cịn bảo lưu những yếu tố cổ truyền, điểm mấu chốt nằm ở chỗ cái gì mới là tính chất chủ yếu. Mặt khác, nếu gọi sự vật hay sự việc bằng đúng tên của nó thì khơng thể dẫn đến sự lãng mạn hóa hay kì thị, vì ngun nhân của những điều này là nhìn nhận khơng đúng
về đối tượng. Theo chúng tôi, về cơ bản, xã hội cộng sản chưa chun mơn hóa của người Bahnar trước năm 1975 là xã hội truyền thống1.
2.1. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA SỬ THI BAHNAR, SỰ PHẢN CHIẾU BỐI CẢNH XÃ HỘI HÌNH THÀNH NĨ CHIẾU BỐI CẢNH XÃ HỘI HÌNH THÀNH NĨ
2.1.1. Nội dung
Căn cứ vào các tư liệu dân tộc học đi trước có liên quan và việc khảo sát văn bản tác phẩm, chúng tôi sẽ lần lượt đề cập đến sự phản chiếu bối cảnh xã hội truyền thống ở các khía cạnh chính sau trong nội dung của h’mon.
2.1.1.1. Xung đột quân sự và người anh hùng chiến trận
Trong h’mon, các cuộc xung đột quân sự giữa các làng/ vùng bắt nguồn từ rất nhiều lí do: tranh cướp người đẹp, trả thù, ghen ghét… Về quy mơ, đó thường là cuộc chiến diễn ra giữa các đối thủ/ nhóm đối thủ với sự chứng kiến hoặc hỗ trợ của dân làng các bên, nhưng cũng có khi là cuộc chiến giữa