Danh sách này được xếp theo trật tự chữ cái.

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 28 - 29)

Về sự tiếp cận của các công trình, có thể nói tới các góc độ: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Dưới đây, xin đề cập cụ thể.

Thứ nhất, các công trình tiếp cận h’mon dưới góc độ nghiên cứu cơ bản

Chúng bao gồm 1) các công trình có tính chuyên ngành, và 2) các công trình đã hướng tới tính liên ngành.

Trước hết, hãy bàn tới những công trình có tính chuyên ngành. Đó chủ yếu là những công trình nghiên cứu đối tượng ở phương diện tác phẩm văn học. Mối quan tâm của những công trình này, vì thế, là làm rõ các vấn đề về thể loại, đề tài và thi pháp của các tác phẩm.

Về việc xác định thể loại của h’mon, sau khi h’mon đầu tiên là Dăm Noi được phát hiện và giới thiệu1 với tư cách trường ca, hầu hết các công trình sưu tầm và nghiên cứu khoảng trước năm 2000 cũng đều gọi các h’mon là “trường ca”. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 trở đi, chúng được gọi một cách thống nhất là “sử thi” (trong trường hợp không dùng tên gọi bản ngữ)2. Có lẽ thành công của Hội thảo Sử thi Tây Nguyên - Việt Nam năm 1997 đã dẫn tới điều này. Năm 2003, Phan Thị Hồng bảo vệ luận án có tên Nhóm sử thi dân tộc Bahnar (Kon Tum) như đã nói tại Trường Đại học KHXH và Nhân

1 Tô Ngọc Thanh - người có vai trò lớn trong việc phát hiện và giới thiệu h’mon - không quá quan tâm đến vấn đề xác định thể loại văn học của nó. Với “Mấy điều lưu ý về h’monDăm Noi” trong H'mon Dăm đến vấn đề xác định thể loại văn học của nó. Với “Mấy điều lưu ý về h’monDăm Noi” trong H'mon Dăm Noi - Trường ca dân tộc Bahnar (1982), ông viết: “Chúng tôi tuân theo thói quen xưa nay mà gọi đây là “trường ca”, mặc dầu theo chúng tôi, với nội dung thường được hiểu, thuật ngữ này chưa hoàn toàn chính xác” [74, tr. 10 - 11]. Trong chương “Trường ca H’mon” của công trình Folklore Bahnar (1988), ông và cộng sự viết: “Chúng tôi không có ý định tham gia vào cuộc tranh cãi rất bổ ích xem nên gọi đây là “trường ca”, “sử thi” hay một tên gọi nào đó. Điểm qua tình hình (...), chúng tôi chỉ muốn nêu rõ cách hiểu chưa nhất trí về đối tượng của giới nghiên cứu, để từ đó đưa ra một quy phạm cho công việc của mình. Chúng tôi cho rằng việc ghép đối tượng vào một thuật ngữ nào đó có sẵn đều là không hợp lí. Do đó, chúng tôi dùng chính ngay tên gọi bản ngữ để chỉ đối tượng...” [94, tr. 248]. Trong “H’mon, một hình thức diễn xướng dân gian của người Bahnar ở An Khê, Gia Lai”, ông viết: “Tôi tán thành dùng thuật ngữ sử thi để gọi các tác phẩm khan, hri, h’mon, ot nrông. Song tôi muốn nhắc lại một điều mà ai cũng biết, rằng ngoài những đặc trưng thể loại về văn học dân gian, trong cội nguồn của mình, bao giờ sử thi cũng xuất hiện dưới hình thức diễn xướng. (...). Những yếu tố diễn xuất này đều mang đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc, vượt trên tầm những phương thức biểu cảm của ngôn ngữ nói” [95, tr. 223 - 224]. Người viết luận án biết rằng nhà nghiên cứu muốn h’mon được nhìn nhận như một hiện tượng văn hóa tổng thể hơn là một thể loại văn học, tuy nhiên theo chúng tôi, việc xem h’mon là một hiện tượng văn hóa tổng thể và việc xem nó là một thể loại văn học không phải là hai việc loại trừ nhau. Xác định thể loại văn học của

h’mon là điều cần thiết.

2 Nhưng không rõ tại sao gần đây một công trình được xuất bản bởi Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam lại có tên Trường cacác dân tộc Bahnar, Êđê, Hrê [57].

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w