Nhưng không rõ tại sao gần đây một cơng trình được xuất bản bởi Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam lại có tên Trường ca các dân tộc Bahnar, Êđê, Hrê [57].

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 29 - 38)

văn thuộc ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Với tư cách một luận án tiến sĩ được bảo vệ thành công, đây không chỉ là cột mốc trong việc nghiên cứu h’mon

ở Việt Nam mà, mặc nhiên, còn là cột mốc trong việc xác định thể loại văn học của nó1. Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng một sự xác định bản chất thể loại văn học đối với h’mon ở cấp độ chi tiết hơn nữa cũng đã được quan tâm. Trong “Thử lí giải hiện tượng có nhiều sử thi Bahnar mang tên Dng” trên Tạp chí Nghiên cứu văn học (2005) [80], Phan Đăng Nhật - từ việc khảo sát về lai lịch, đặc điểm, các chiến tích và cơng trạng của nhân vật chính trong một số h’mon - nhận định các tác phẩm này nằm trong “một sử thi liên hợp bao gồm nhiều tiểu phẩm”. Trong loạt bài giới thiệu các sử thi Bahnar thuộc Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản sử thi Tây

Nguyên (xuất bản trong thời gian từ 2005 đến 2007), Võ Quang Trọng,

Nguyễn Việt Hùng, Lê Thị Thùy Ly... gọi h’mon là “sử thi liên hồn”, cịn Phan Hoa Lý gợi ý chúng là “sử thi kết chuỗi”. Trong báo cáo khoa học “Tính thống nhất và đa dạng của sử thi Tây Nguyên” tại Hội thảo Sử thi Việt Nam (2008) [103], thuật ngữ “sử thi liên hồn” một lần nữa được nhắc

đến bởi Ngơ Đức Thịnh khi nói tới h’mon2.

1 Tuy nhiên, nhìn lại q trình xác định thể loại của h’mon, có một bài viết của chính Phan Thị Hồng

khiến chúng tơi quan tâm - “Vài suy nghĩ về thể loại sử thi trong văn học truyền miệng dân tộc Bahnar”, cơng bố trên Tạp chí Văn hố dân gian (1995) [41]. Băn khoăn trước sự tồn tại của khơng ít h’mon là những truyện kể vừa hoặc ngắn, gần giống truyện cổ tích hơn xét cả về nội dung lẫn nghệ thuật bên cạnh một số h’mon có tầm vóc của sử thi đích thực và lưỡng lự trong việc phân loại, người viết đã tạm gọi đó là những “chi nhánh nhỏ của trường ca”. Theo chúng tôi, những trường hợp mà Phan Thị Hồng nói tới nhiều khả năng là dạng kể sử thi theo lối tóm tắt mà sự tồn tại song song với bản gốc của chúng được biết đã từng gây nhầm lẫn cho một số nhà sưu tầm trước đây [35, tr. 126]. Trên thực tế sử thi và truyện cổ tích có thể có một số điểm trùng nhau do sự giao thoa thể loại như E.M. Meletinsky đã chỉ ra (ở nước ta, trong một giáo trình đại học chuyên ngành xuất bản năm 1990, Hồng Tiến Tựu khi nói về tính chất phức tạp của mối quan hệ giữa các thể loại truyện dân gian cũng đã lấy ví dụ về việc có những motif thần thoại đi qua sử thi hoặc truyền thuyết để vào truyện cổ tích). Sự phân biệt nằm ở nhận thức về mối quan hệ của tác phẩm này với hiện thực - nếu truyện cổ tích được xem là hư cấu thì ngược lại, sử thi được tin là chứa đựng lịch sử trong một giai đoạn xa xưa của cộng đồng. Người Bahnar coi nhiều nhân vật trong h’mon là

tổ tiên, có nghĩa họ khơng nhìn nhận các truyện kể đó như sáng tác nghệ thuật đơn thuần.

2 Nhận định của nhiều người về sự tồn tại của một “bộ” sử thi Bahnar đã dẫn đến sự xuất hiện vào năm

2009 một bài viết có tên “Sử thi Bahnar là sử thi gì?” trên Tạp chí Văn hố dân gian [119]. Từ việc quan sát sự thiếu logic về mặt nội dung giữa một số đơn vị tác phẩm, tác giả bài viết là Nguyễn Quang Tuệ đã sát sự thiếu logic về mặt nội dung giữa một số đơn vị tác phẩm, tác giả bài viết là Nguyễn Quang Tuệ đã đặt câu hỏi về tính liên kết của hệ thống h’mon. Theo tác giả, nếu đây là một bộ sử thi đúng như các nhà nghiên cứu khẳng định, sự khơng thống nhất đó cần phải được tìm hiểu và lí giải. Với vấn đề này, chúng

Về đề tài của sử thi Bahnar, đã có một bài viết đề cập một cách trực tiếp và khá toàn diện. Trong bài viết này, mà cái tên cũng chính là “Đề tài của sử thi Bahnar”, cơng bố trên Tạp chí Văn hóa dân gian (2001) [60]), Nguyễn Thị Mỹ Lộc nhận định rằng h’mon tuy khai thác hai loại biến cố là chiến tranh và chinh phục các thử thách tự nhiên như sử thi nói chung nhưng hướng đến các sự kiện đời tư của người anh hùng hơn là các sự kiện chung của cộng đồng. Cũng theo người viết, sự đan xen đồng thời mảng đề tài chiến trận và hồ bình trong cùng một tác phẩm là điểm độc đáo của h’mon

và bên cạnh đó, thiên về sự thể hiện hình tượng người phụ nữ cũng là nét riêng cho thấy tính cổ sơ ở những tác phẩm này khi các nữ nhân vật chưa mất đi vai trò trong một xã hội còn nhiều dấu ấn của thiết chế mẫu hệ. Chúng tơi đồng tình với các nhận định của tác giả, nhưng muốn góp thêm ý kiến rằng, nếu lưu ý đến sự gắn bó giữa các sự kiện đời tư của người anh hùng với các sự kiện cộng đồng, thì có thể xem h’mon - ở góc độ nhất định

- vẫn hướng đến các sự kiện cộng đồng.

Những vấn đề về thi pháp cũng được đề cập một cách tương đối đầy đủ trong các nghiên cứu. Có thể thấy điều đó qua một số cơng trình dưới đây.

Nhóm sử thi dân tộc Bahnar (Kon Tum) là cuốn sách xuất bản năm

2006 [44], phát triển từ luận án - đầu tiên và hiện tại vẫn là duy nhất về sử thi Bahnar đã được bảo vệ - của Phan Thị Hồng. Cơng trình quan tâm đến vấn đề “nhân vật trong mối quan hệ với đề tài - cốt truyện” (hệ nhân vật người anh hùng cùng các nhân vật phụ khác và hệ nhân vật đối thủ của người anh hùng cùng các kiểu loại nhân vật tương ứng) và “ngơn ngữ của nhóm sử thi” (đặc điểm công thức ngôn ngữ cùng các biện pháp tu từ). Có

tơi cho rằng, h’mon là sử thi liên hồn, nhưng là dạng liên hồn mang tính chắp đoạn - các đơn vị nối tiếp nhau không theo quy luật xác suất hay quy luật ngẫu nhiên, do vậy các truyện đơn có tính độc lập cao dù nằm trong một hệ thống.

lưu ý đến những “tiền đề lịch sử - xã hội” của h’mon cũng như sự phản chiếu nội dung hiện thực vào trong chúng, song về cơ bản, cơng trình chủ yếu tập trung vào phương diện nghệ thuật của các tác phẩm, và đây là một nghiên cứu tiếp cận đối tượng dưới góc độ văn học xuất sắc. Tất nhiên, do sự hạn chế về tư liệu ở thời điểm nghiên cứu, một vài luận điểm của tác giả tới nay cũng cần thiết được điều chỉnh. Năm 2012, sách được tái bản với tên gọi khác là Nhóm sử thi Giơng Bahnar [43].

Với “Về dạng hành động khơng có kết thúc trong sử thi Cọp bắt cóc Giơng thuở bé”, bài viết trên Tạp chí Nguồn sáng dân gian (2008) [64], Lê

Thị Thuỳ Ly đề cập đến sự tồn tại của những “hành động” khơng hồn chỉnh ở h’mon. Theo tác giả, hiện tượng trên xuất phát từ nhiều ngun nhân, trong đó có tính đặc thù của văn học dân gian về sự thống nhất trong hành động và thói quen sử dụng cơng thức kể tả, cái đã khiến quy mô một vài hành động của nhân vật lớn hơn tầm vóc thực.

Từ việc tìm hiểu một số khía cạnh thuộc về hình thức của h’mon ở “Cốt truyện và nhân vật trong sử thi Bahnar”, bài viết trên Tạp chí Văn hóa

nghệ thuật (2009) [65] và “Trần thuật trong sử thi Bahnar”, bài viết trên

Tạp chí Văn hóa dân gian (2009) [66], Lê Thị Thuỳ Ly đã đi đến nhận xét,

h’mon - bên cạnh tính chất chung của thể loại - có một số nét đặc trưng

đáng chú ý trong việc xây dựng cốt truyện, nhân vật và cách trần thuật. Hai bài viết đều ứng dụng lí thuyết cấu trúc - kí hiệu học.

Ở “Sự biến thái của kiểu cốt truyện “cuộc chiến cứu người đẹp” trong sử thi Bahnar”, bài viết trên Tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên

(2012) [45], Phan Thị Hồng cho rằng một sự biến thái là rất dễ nhận dạng

vì về bản chất, đây là quá trình nhào nặn, bồi đắp của tác phẩm trên cơ sở khung cốt chung vững chắc của các kiểu cốt truyện. Tác giả nhấn mạnh,

quan sát hàng trăm sử thi Tây Nguyên đã sưu tầm, chúng ta có thể đếm được “không nhiều lắm” các kiểu cốt truyện cơ bản, điển hình và gắn liền với chúng là các đề tài cũng như dạng nhân vật rất quen thuộc. Qua đó, người viết hướng đến việc trả lời câu hỏi rằng liệu số lượng tác phẩm quá lớn của h’mon có bất thường khơng so với khả năng kiến tạo của chủ thể văn hóa, khi hình thức tồn tại của nó cho đến gần đây chỉ là truyền miệng. Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu về h’mon mang tính

chun ngành kể trên, cịn có những cơng trình - ở mức độ khác nhau - đã hướng tới tính liên ngành.

Cơng trình thuộc loại này phải kể đến đầu tiên là Folklore Bahnar, công bố năm 1988 [94]. Bản thảo Folklore Bahnar chính là kết quả có từ khá sớm của đợt nghiên cứu điền dã đầu thập niên 80 do Viện Văn hóa (Bộ Văn hố) tổ chức mà chúng tơi đã nói đến ở trên, tuy nhiên khơng được xuất bản ngay. Bên cạnh việc đề cập đến một số đặc điểm liên quan đến phần “lời” và phần “nhạc” của các tác phẩm (như sự cấu tạo xen kẽ các đoạn văn vần, văn xuôi và văn xuôi đối xứng cặp; sự xuất hiện thường xuyên các cơng thức trần thuật; tính “ngâm vịnh” của làn điệu hát kể...), nhóm nghiên cứu đã tập trung vào không gian hiện thực ảo của việc diễn xướng sử thi ở An Khê, cái được hình thành nên bởi nhiều yếu tố như nơi chốn, thời điểm, tư thế người diễn xướng, ánh sáng, tiếng động..., để từ đó khẳng định bối cảnh của các cuộc diễn xướng đã vượt ra khỏi đời sống thực với sự cộng hưởng các chiều không gian và thời gian khác nhau. Qua cuốn sách, những người viết nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc khảo sát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

h’mon trong tính ngun hợp của nó thay vì chỉ chú ý đến từng khía cạnh

cụ thể - một ý kiến hợp lí và rất có ý nghĩa trong tình hình nghiên cứu đương thời. Trong khi các nghiên cứu khác chủ yếu tìm hiểu sử thi Bahnar ở phương diện nghệ thuật ngôn từ, đây là nghiên cứu hiếm hoi đã tiếp cận

nó trong tính tổng thể. Và dù là cơng trình mở đầu cho việc nghiên cứu

h’mon từ góc nhìn này, nó vẫn tiếp tục là một thành tựu khó vượt qua. Cho

đến nay, nói tới sử thi Bahnar với tư cách một hình thức nghệ thuật nguyên hợp, người ta hầu như khơng thể khơng trích dẫn những trang viết ấn tượng của Folklore Bahnar. Thậm chí, có cơng trình cịn rơi vào tình trạng sao chép cuốn sách này một cách lộ liễu, vụng về [75].

Sử thi của người Bahnar nhóm Tơlơ ở huyện Kon Chro, tỉnh Gia Lai

[115] của Nguyễn Quang Tuệ - luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Viện Nghiên cứu văn hóa (Viện KHXH Việt Nam) vào năm 2006 - cũng là một cơng trình tìm hiểu đối tượng trong tính ngun hợp của nó. Bên cạnh việc quan tâm đến khía cạnh thời gian - khơng gian nghệ thuật, tính trùng lặp của các khn mẫu cùng một số đặc điểm thuộc về thủ pháp biểu hiện xung quanh phương diện nghệ thuật ngôn từ của các tác phẩm, tác giả đã dành nhiều trang viết cho vấn đề diễn xướng, trong đó có nét đặc trưng của việc hát kể sử thi tại địa phương và con đường trở thành nghệ nhân h’mon. Một phần cơng trình được tác giả phát triển trong bài viết “Môi trường và nghệ nhân diễn xướng sử thi Bahnar (trường hợp huyện Kon Chro, tỉnh Gia Lai)”, cơng bố trên Tạp chí Văn hố dân gian (2008) [116].

Ở “Bước đầu tìm hiểu tên nhân vật trong sử thi Bahnar” trên Tạp chí

Văn hố dân gian (2006) [113], Nguyễn Quang Tuệ đã ứng dụng các tri

thức văn hóa dân gian vào việc giải nghĩa tên nhân vật.

Trong luận văn thạc sĩ Thế giới động vật trong sử thi Bahnar (2008) [128] bảo vệ tại Trường Đại học KHXH và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), Ngô Thị Hồng Vân, bằng sự vận dụng “phương pháp liên ngành” [128, tr. 7], đã khảo sát hình ảnh thế giới động vật trong kho tàng sử thi Bahnar và chỉ ra mối quan hệ giữa chúng với đời sống văn hóa, tâm linh của tộc

người, nhằm mục đích “hồn chỉnh hơn hệ thống dữ liệu về những hình ảnh cụ thể của văn học dân gian”.

Với báo cáo khoa học “Những yếu tố văn hoá cổ sơ trong hiện tượng người anh hùng tìm vợ nơi xa, sự lựa chọn hướng di chuyển của nhân vật và bản chất cuộc thi tài giành người đẹp trong sử thi Bahnar” tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba (2008) [31], Nguyễn Giáo và Lê Thị Thuỳ Ly đã thử lí giải những hiện tượng lặp lại trên diện rộng liên quan đến hôn nhân của người anh hùng như sự thúc đẩy của thiết chế ngoại hôn trong việc người anh hùng rời buôn làng ra đi, ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống trong hướng di chuyển, động cơ lựa chọn đối tượng liên minh quân sự trong việc tổ chức các cuộc thi tài… dưới cái nhìn văn hoá học, với mong muốn đọc được nhiều hơn nữa những tầng ý nghĩa của các tác phẩm cổ sơ này từ mối quan hệ giữa chúng với bối cảnh.

Cũng hướng tới cái nhìn trên, một trong hai tác giả vừa nêu - Lê Thị Thùy Ly - trong báo cáo khoa học có tên “Từ yếu tố ma thuật và những điều cấm kị trong sử thi Bahnar, suy nghĩ về thời gian hình thành những sáng tác này” tại Hội nghị Thơng báo Văn hố năm 2009 [67], đã đặt giả thuyết rằng sử thi Tây Nguyên nói chung, bao gồm cả sử thi Bahnar, khơng hình thành quá muộn như L. Sabartier ước đoán (thế kỉ XVII).

Và trong bài viết giới thiệu một h’mon chưa được xuất bản của Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây

Nguyên trên Tạp chí Nguồn sáng dân gian (2012) có tiêu đề “Về tác phẩm h’mon Bahnar Nàng Jip Bơ Ling đẻ con chim Te Te” [93], Bùi Thiên Thai

với việc phân tích một số đặc điểm của tác phẩm này đã nhấn mạnh đến tính khả thi của hướng nghiên cứu gắn h’mon vào bối cảnh văn hóa của nó - bối cảnh được tạo nên bởi địa hình khá độc đáo của vùng đất cao nguyên

và hình thái xã hội đặc thù mà sự thiếu vắng motif “chiến mã” trong những

mô tả về xung đột quân sự là ví dụ.

Trở lên trên là những cơng trình tiếp cận h’mon từ góc độ nghiên cứu cơ bản.

Thứ hai, các cơng trình tiếp cận h’mon từ góc độ nghiên cứu ứng dụng

Chúng chủ yếu là các cơng trình tìm hiểu thực trạng tồn tại của h’mon

trong cuộc sống đương đại, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng này và/hoặc đề xuất định hướng giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác.

Năm 1997, trong một báo cáo khoa học có tên “Gia Lai với sử thi Tây Nguyên” tại Hội thảo quốc tế Sử thi Tây Nguyên - Việt Nam [8], Vũ Ngọc Bình đã phác thảo quá trình sưu tầm sử thi từ năm 1975 trở lại đây ở địa phương và cảnh báo nguy cơ mai một của kho tàng sử thi dưới sức ép từ những luồng văn hóa mới trước khi chúng có thể được lưu giữ bởi những người làm công tác sưu tầm. Tác giả khẳng định, với tình trạng đội ngũ nghệ nhân đang ngày càng vơi dần và thế hệ trẻ do nhiều nguyên nhân gần như hoàn toàn bị thu hút bởi văn hóa ngoại lai, việc các tác phẩm folklore

một thời nằm trong hành trang của lớp nghệ nhân già mang sang thế giới bên kia chỉ còn là chuyện ngày một ngày hai. Theo ông, điều duy nhất đúng cần làm trong bối cảnh này là “sưu tầm, nghiên cứu, ghi chép, chỉnh lí có

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 29 - 38)