Hình thức trần thuật

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 64 - 69)

1 Trần Quốc Vượng [33, tr 334] và Trịnh Sinh [87, tr 365] cũng nhấn mạnh đến nét tương đồng của nghi lễ đâm trâu được khắc họa trên trống đồng Đông Sơn và nghi lễ này trong đời sống các dân tộc Tây Nguyên.

2.1.2.2. Hình thức trần thuật

Lí thuyết trần thuật của T. Todorov - một thuyết cấu trúc kí hiệu học khác - được chúng tơi sử dụng để tiếp cận vấn đề này, cũng trong mục đích tìm hiểu mối tương quan giữa các đặc điểm trần thuật của h’mon với bối cảnh lịch

sử - xã hội.

Trong cơng trình có tên Thi pháp học, T. Todorov đã phân tích khá chi tiết mối quan hệ giữa hệ thống cơ sở là từ ngữ và hệ thống thứ cấp là các thực thể hư cấu của văn bản, mối quan hệ giữa văn bản và thế giới hư cấu của văn bản với chủ thể của hành động kể chuyện, và mối quan hệ giữa các yếu tố

cùng hiện diện trong văn bản [109]. Áp dụng các luận điểm của ông, chúng tôi sẽ lần lượt đề cập đến cả ba quan hệ này trong h’mon.

Thứ nhất, về quan hệ giữa từ ngữ với các thực thể hư cấu của ngôn bản.

Liên quan đến mối quan hệ giữa từ ngữ với các thực thể hư cấu của một ngơn bản, có ba phạm trù sau: dạng, thời gian và cách nhìn.

Phạm trù dạng [109, tr. 476 - 478] cho biết mức độ chính xác trong mơ

phỏng đối tượng. Với sự mơ phỏng lời nói, h’mon có ba phong cách là mơ

phỏng trực tiếp (giữ nguyên diễn ngôn), mô phỏng gián tiếp (cải tạo diễn ngơn), và kể tóm tắt. Do đặc thù của văn học truyền miệng, hai phong cách đầu chiếm vị trí chủ đạo: việc người kể thể hiện ngôn ngữ nhân vật ở dạng trực tiếp đem lại sự sinh động cho buổi diễn xướng cịn việc thường xun nhắc lại những gì đã được tường thuật trước đó có tác dụng giúp người nghe nhớ diễn biến câu chuyện.

Phạm trù thời gian [109, tr. 476] lại nói về các quan hệ giữa hai trục

thời gian - trục vốn có của ngơn bản với trục thời gian của các sự kiện, bao gồm: quan hệ trật tự tiếp nối, quan hệ lượng tính và tần số.

Về quan hệ trật tự tiếp nối, do mối quan hệ có tính chất tuyến tính giữa từ ngữ với thực thể hư cấu (một quy luật của tự sự dân gian), hiện tượng thời gian ngôn bản vượt trước hay lùi sau thời gian câu chuyện là điều không xảy ra; tuy nhiên, trong h’mon, nhiều đoạn nhân vật kể về quá khứ dường như quá chi tiết để chỉ là một sự nhắc lại chuyện cũ, dù rằng về hình thức, nó vẫn là lời kể của nhân vật - người kể chuyện khơng đảo lộn q trình trần thuật. Như một cách giúp người nghe theo dõi những sự việc xảy ra đã khá lâu so với biến cố hiện tại của câu chuyện với mức độ chi tiết gần tương đương chính người kể chuyện tường thuật, đây là một hệ quả nữa của tính truyền miệng.

Về quan hệ lượng tính, được đo bằng lượng thời gian ngôn bản so sánh với thời gian của các biến cố được phản ánh, cả hiện tượng tăng tốc (thời gian

kể ngắn hơn thời gian được kể) và giảm tốc (ngược lại) đều xuất hiện trong

h’mon. Tác giả dân gian miêu tả rất tỉ mỉ các tình tiết diễn ra đồng thời cùng

biến cố, cịn với khoảng thời gian khơng liên quan chỉ lướt qua. Sở dĩ có điều đó là do, như V.Ia. Propp từng nhận xét, folklore chỉ quan tâm đến “những không gian nhận biết do kinh nghiệm tức những không gian bao quanh nhân vật trong thời điểm của hành động”, và bản thân thuật ngữ sự khơng tương

dung về thời gian cũng có nghĩa “sự khơng tương dung của một vài hành động

nào đó diễn ra đồng thời ở những địa điểm khác nhau” [85, tr. 421 - 422]. Về tần số, các trường hợp đơn nhất (một thành tố của ngôn bản tương ứng với một biến cố), trùng điệp (một thành tố của ngôn bản mô tả đồng thời một loạt biến cố tương tự nhau), và lặp lại (một số thành tố của ngôn bản tương ứng với cùng một biến cố) cùng xuất hiện trong h’mon. Riêng sự lặp lại - một biến cố có thể được mơ tả một vài lần và được nhìn trên các phương diện khác nhau, theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều hơn hẳn các trường hợp khác. Tuy nhiên, những tường thuật từ nhiều góc nhìn này lại khơng khác nhau gì lớn. Đó vẫn chỉ là một biến thể của thủ pháp nhắc lại.

Phạm trù cách nhìn [109, tr. 483 - 493] quy định tính chất của một đối

tượng mà theo đó nó hiện ra trước chúng ta, bao gồm tính chủ quan/ khách quan của ý thức, mức độ hiểu biết của thính/ độc giả, những mặt đối lập đơn nhất/ đa dạng và bất biến/ khả biến, đặc điểm của thông tin và sự đánh giá. Tính chủ quan hoặc khách quan của ý thức người nghe/ người đọc về các biến cố là phạm trù đầu tiên của cách nhìn, và h’mon mang đến cả hai kiểu thông tin: thông tin chủ quan (liên quan đến người tri giác) và khách quan (liên quan đến cái được tri giác). Mức độ hiểu biết của thính/ độc giả đối với khách thể tri giác, mặt khác, được hình thành từ độ rộng của trường nhìn và độ sâu của sự xâm nhập. Độ rộng của trường nhìn gắn liền với điểm nhìn. Bên cạnh điểm

nhìn của người kể là cơ bản, h’mon có xây dựng những điểm nhìn từ bên trong mà theo đó thực tại hiện lên qua đơi mắt của các nhân vật thay vì người kể, đồng thời suy nghĩ và cảm nhận của nhân vật được bộc lộ trực tiếp với thính giả. Sự xâm nhập của thính/ độc giả vào hiện tượng được quan sát lại phụ thuộc vào lượng thơng tin mà thính/ độc giả nhận được từ người kể chuyện và nhân vật. Vì nhân vật khó có thể phân tích chính mình và các đối tượng ngồi mình một cách tuyệt đối khách quan, người kể chuyện của h’mon

dĩ nhiên khơng chịu trách nhiệm về sự chính xác của những nhận định mà “kẻ phản ánh” đưa ra. Những mặt đối lập đơn nhất/ đa dạng và bất biến/ khả biến trong cách nhìn thì phụ thuộc vào sự tồn tại của số lượng điểm nhìn bên trong và việc có hay khơng sự di động điểm nhìn. Nói chung, điểm nhìn bên trong xuất hiện ở khơng ít nhân vật của h’mon và chúng tơi hiếm gặp tình huống duy trì quá lâu một điểm nhìn. Về đặc điểm của thông tin, điều này phụ thuộc vào cả nhân vật và tác giả: nếu về phía nhân vật, sự sai lệch có thể xảy ra do vơ tình hoặc khơng, thì về phía tác giả, điều này bắt nguồn từ bản chất của chính ngơn ngữ - mọi mô tả đều không đầy đủ, bởi “khái niệm không bao giờ nói được hết về hiện tượng”. Mặt khác, rất cần lưu ý đến việc có những mâu thuẫn hoặc sai sót trong trần thuật ở các h’mon do ngơn bản q dài và trí nhớ cũng như sự tập trung của người diễn xướng có hạn, như một số người được chúng tôi phỏng vấn cho biết. Đây là nhược điểm thường gặp trong sử thi cổ sơ, hình thức nghệ thuật chưa có người diễn xướng chun nghiệp. Và cuối cùng là sự đánh giá hàm ẩn. Giáo dục thành viên cộng đồng thông qua câu chuyện quá khứ là một chức năng quan trọng của sử thi cổ sơ nên mỗi sự trần thuật đều có thể mang hàm ý đánh giá đạo đức nhất định, nhất là một bộ phận h’mon chính là sử thi sinh hoạt - xã hội, dạng sử thi mà mối quan tâm hàng đầu, theo V.E. Gusev, là “sự phê phán có tính chất giáo huấn đạo đức” [34, tr. 250]. Người nghe sẽ tiếp nhận các đánh giá này thơng qua trạng huống

tâm lí và phản ứng của các nhân vật, vốn được thể hiện như những con người có thật.

Thứ hai, về quan hệ giữa ngơn bản và thế giới hư cấu của ngôn bản với người kể chuyện.

Do h’mon được xem là tác phẩm nói về quá khứ đã qua của thị tộc, bộ lạc và do khoảng cách giữa thời điểm xảy ra câu chuyện và người nghe là khoảng cách tuyệt đối, không thể tồn tại khả năng người kể chuyện là người tham dự trực tiếp vào các sự kiện diễn ra trong thế giới đó.

Có hai trường hợp.

Có thể chủ thể hành động kể chuyện lộ diện nhưng không tham gia vào thế giới được mô tả. Trong một số h’mon, người kể chuyện thường thêm vào

những đánh giá mang tính cá nhân. Tuy nhiên, nếu ở văn học thành văn, nhân vật - người kể chuyện kéo theo sự xuất hiện của nhân vật - người tiếp nhận, là yếu tố đóng vai trị mắt xích trung gian giữa người kể chuyện và người đọc, giúp vạch rõ hơn khung khổ của truyện, xác định đặc tính người kể chuyện và làm nổi bật hơn một số yếu tố của chủ đề cũng như sự phát triển cốt truyện (G. Prince), thì với h’mon, người tiếp nhận và người nghe vẫn đồng nhất. Ở đây, sử thi Bahnar, người tiếp nhận - người nghe khơng có một ảnh hưởng nào đối với việc xây dựng câu chuyện.

Cũng có thể chủ thể hành động kể chuyện ẩn. Trường hợp này phổ biến hơn. Trong phần lớn các h’mon, người kể chuyện khơng hiện diện, nhưng nhìn thấy tất cả những gì nhân vật của truyện nhìn thấy.

Thứ ba, quan hệ giữa các yếu tố cùng hiện diện trong ngơn bản.

Nằm trong loại hình tự sự, sử thi là kiểu truyện mà các đơn vị tối thiểu của chuỗi nhân quả quan hệ với nhau trực tiếp, và h’mon khơng ở ngồi quy

luật. Ngôn bản h’mon, như các tác phẩm tự sự nói chung, được hình thành từ các tiết đoạn. Một mơ hình tiết đoạn, như Todorov đã tổng kết, gồm có 5 mệnh

đề: 1. Bắt đầu một trạng thái ổn định; 2. Trạng thái bị phá vỡ bởi một lực lượng nào đấy; 3. Xuất hiện trạng thái bất ổn định; 4. Trạng thái ổn định được khôi phục nhờ hành động của lực lượng đối lập; và 5. Trạng thái ổn định mới tương tự ban đầu nhưng khơng giống hồn toàn. Mặc dù vậy, đáng chú ý, theo khảo sát của chúng tơi vẫn có những h’mon chứa đựng một số tiết đoạn khơng trọn vẹn, hay nói đúng hơn, những yếu tố chưa trở thành tiết đoạn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thói quen áp dụng cơng thức kể tả của nghệ nhân ngay cả với những hành động phụ, khiến thời gian ngôn bản kéo dài q mức cần thiết, nhưng vì đó là hành động phụ nên người kể cũng không thấy cần phải kết thúc. Đây là một thói quen dễ hiểu trong nền văn học chưa có chữ viết - “công cụ” của nghệ nhân để diễn xướng các tác phẩm dài hơi trong khi khơng có văn bản để theo dõi khơng phải là trí nhớ mà là các công thức. Cũng theo khảo sát, cả ba dạng phối hợp tiết đoạn cơ bản của loại hình tự sự, gồm kiểu lồng ghép - mệnh đề của một tiết đoạn được thay thế bằng một tiết đoạn, kiểu nối tiếp - các tiết đoạn có cấu trúc tương tự nhau, và kiểu xen kẽ - mệnh đề của tiết đoạn này xuất hiện ở tiết đoạn kia và ngược lại đều tồn tại trong sử thi Bahnar, tuy nhiên mức độ không đồng đều. Kiểu liên kết nối tiếp phổ biến nhất. Song trong hai dạng của liên kết nối tiếp là xâu chuỗi và song hành, chỉ có mặt loại thứ nhất. Tiếp theo là kiểu liên kết lồng ghép. Và cuối cùng, kiểu xen kẽ tiết đoạn, ít gặp.

Như vậy, bối cảnh lịch sử - xã hội cũng có những ảnh hưởng đáng chú ý đến hình thức trần thuật của h’mon1.

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w