nghiệm hoặc có hình dung nhất định về h’mon trong các cuộc phỏng vấn của mình. Ghi nhận chung là hầu hết đều mong muốn h’mon được chuyển thể thành phim truyện, mặc dù như đã nói, điều này có lẽ cho thấy sự u thích của họ đối với các hình thức giải trí hiện đại nhiều hơn. Một vài người thậm chí cịn đánh giá rằng nếu những h’mon có nội dung chiến trận được dựng thành phim, chúng sẽ có độ hấp dẫn tương tự phim thần thoại của nước ngồi, vì “nhiều tình tiết rất giống nhau”. Dẫu sao, về đại thể, đối với ý tưởng phát huy sử thi dưới những dạng thức mới, thái độ của những người được phỏng vấn là tích cực. Tuy nhiên, khác các nghiên cứu đi trước, chúng tôi chỉ giới hạn những câu hỏi trên với những đối tượng có hiểu biết nhất định về h’mon,
và bởi những người đã và đang có trải nghiệm về h’mon chỉ còn là thiểu số
trong cộng đồng Bahnar, người viết không đi đến kết luận rằng việc này (chuyển thể sử thi sang loại hình nghệ thuật khác) là điều được người bản tộc nói chung hưởng ứng. Chắc chắn chúng ta chỉ có được những kết luận khi nào các sản phẩm thực sự xuất hiện, mà chúng có chỗ đứng hay khơng lại phụ thuộc hoàn toàn vào sự cạnh tranh với những văn hoá phẩm hiện đại khác đang rất cuốn hút người dân nơi đây.
Bên cạnh đó, có một hướng phát huy di sản sử thi rất quan trọng nữa thường được nói đến là khai thác nó cho ngành cơng nghiệp khơng khói - du lịch. Đây là việc làm vừa có ý nghĩa giới thiệu được những nét tinh hoa văn hóa của các dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời ở Tây Nguyên với thế giới bên ngồi, vừa đem lại những lợi ích kinh tế thiết thực cho người dân cũng như nguồn thu cho ngân sách của Nhà nước. Chúng ta đều biết, trong các năm gần đây, ngành công nghiệp du lịch ngày càng đóng vai trị quan trọng khơng thể phủ nhận đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Thậm chí, nó cịn được xem là một “giải pháp” đắc dụng cho không ít quốc gia và khu vực đang phát triển [167]. Hiện tại, ngành lôi cuốn tới 11% đầu tư,
10,7% lao động và 20% giao dịch thương mại trên thế giới [9, tr. 22]. Du lịch gắn với di sản văn hóa là cái có sức thu hút rất lớn đối với du khách [166], và hình thức du lịch này đang ngày càng gây được hứng thú trong bối cảnh tồn cầu hóa [141]. Nó đã được chú ý, tất nhiên với những mức độ khác nhau, ở các nước đang phát triển nói chung [176] và khu vực Đơng Nam Á nói riêng [152]. Có thể nói, nét độc đáo trong bản sắc văn hoá của mấy chục tộc người thiểu số quần cư - nghệ thuật ẩm thực, nghề và các sản phẩm thủ công, những loại hình nghệ thuật ca vũ dân gian... - chính là một tiềm năng to lớn thu hút khách thập phương đến với vùng đất cao nguyên của chúng ta, bên cạnh các danh thắng tự nhiên nổi tiếng vốn có như sơng, hồ, thác, vườn quốc gia, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên... Tuy nhiên, đáng tiếc là cho đến nay, sử thi Tây Nguyên vẫn chưa được khai thác đúng mức cho các hoạt động du lịch. Lấy ví dụ, ở Kon Tum, nơi cư trú tập trung đông thứ hai của người Bahnar ở cao nguyên, các làng cổ như Kon Kơ Tu, Đăk Răng, Kon Skôi, Kon Du, Kon Jơ Ri... cùng không gian văn hoá cồng chiêng và các lễ hội (lễ bỏ mả, lễ ăn trâu, lễ mừng lúa mới...) đã là điểm đến của du khách, nhưng sử thi chưa thấy được quảng bá. Còn tại Đắc Lắc, trong Hội thi văn hoá truyền thống của người Êđê năm 2009 với sự tham gia của 13 làng, một hoạt động dễ thu hút du khách, chỉ vẻn vẹn có một sử thi (khan) được diễn xướng, bên cạnh rất nhiều tiết mục văn nghệ truyền thống khác [81, tr. 250]. Đáng ra, các sử thi của Tây Nguyên phải được đánh thức sớm cho hoạt động kinh tế đầy triển vọng này, vì chúng chính là một tài ngun du lịch hết sức ấn tượng và đặc sắc. Các nhà quản lí có lẽ vẫn chưa tìm ra được chiến lược phù hợp?
Dù sao thì vấn đề khai thác và phát huy di sản sử thi Tây Nguyên đến nay vẫn là một vấn đề - chủ thể văn hố thụ động, cịn những người làm cơng tác văn hố thì chưa hoặc mới làm được rất ít cho nó.
Trở lên trên là những nét chính trong thực trạng bảo tồn và khai thác và phát huy di sản sử thi Bahnar hiện nay.
3.3. XU THẾ VẬN ĐỘNG CỦA SỬ THI BAHNAR HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ HƯỚNG BẢO TỒN, KHAI THÁC, PHÁT HUY CÓ THỂ NGHĨ TỚI HƯỚNG BẢO TỒN, KHAI THÁC, PHÁT HUY CĨ THỂ NGHĨ TỚI
Cần nói gì về xu thế vận động của sử thi Bahnar?
Trước tiên phải khẳng định rằng, cùng sự tan rã của hệ thống văn hoá và xã hội cổ truyền sinh ra nó, sử thi Bahnar - với - tất - cả - thuộc - tính - truyền - thống của mình sẽ chấm dứt sự tồn tại trong đời sống thực tế.
Như đã đề cập, sử thi Bahnar nói riêng, và cả sử thi Tây Ngun nói chung, khơng thể tiếp tục là “sử thi sống” với tính chất vốn có. Việc được diễn xướng thảng hoặc trong cộng đồng chưa phải là tiêu chí để đánh giá các tác phẩm folklore đó cịn sống: một thực thể sống là một thực thể vẫn tiếp tục quá trình vận động - những vận động đặc trưng quy định bản chất của nó. Nói cách khác, khi mơi trường cũ khơng cịn, sử thi Bahnar khơng thể tiếp tục tồn tại với tính chất cũ1. Bởi thế, dù mong muốn khẳng định ngược lại, chúng ta vẫn phải thừa nhận một thực tế rằng, trên đà giải thể cấu trúc văn hố - xã hội cổ truyền của người Bahnar, khơng thể có cái gọi là sử thi sống với nguyên vẹn tính thiêng và vai trị xã hội của nó nữa. Những điều này phải ra đi khi khơng cịn ý nghĩa và giá trị đối với cộng đồng. Trong nỗ lực để cứu vãn
h’mon bằng việc duy trì sự sống vốn có của nó với mọi giá, chúng ta chỉ kết
thúc nó. Cố gắng khơi phục dạng thức tồn tại trước đây của h’mon trong cộng