Tuy nhiên, nhìn lại quá trình xác định thể loại của h’mon, có một bài viết của chính Phan Thị Hồng khiến chúng tôi quan tâm “Vài suy nghĩ về thể loại sử thi trong văn học truyền miệng dân tộc Bahnar”,

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 30)

khiến chúng tôi quan tâm - “Vài suy nghĩ về thể loại sử thi trong văn học truyền miệng dân tộc Bahnar”, công bố trên Tạp chí Văn hoá dân gian (1995) [41]. Băn khoăn trước sự tồn tại của không ít h’mon là những truyện kể vừa hoặc ngắn, gần giống truyện cổ tích hơn xét cả về nội dung lẫn nghệ thuật bên cạnh một số h’mon có tầm vóc của sử thi đích thực và lưỡng lự trong việc phân loại, người viết đã tạm gọi đó là những “chi nhánh nhỏ của trường ca”. Theo chúng tôi, những trường hợp mà Phan Thị Hồng nói tới nhiều khả năng là dạng kể sử thi theo lối tóm tắt mà sự tồn tại song song với bản gốc của chúng được biết đã từng gây nhầm lẫn cho một số nhà sưu tầm trước đây [35, tr. 126]. Trên thực tế sử thi và truyện cổ tích có thể có một số điểm trùng nhau do sự giao thoa thể loại như E.M. Meletinsky đã chỉ ra (ở nước ta, trong một giáo trình đại học chuyên ngành xuất bản năm 1990, Hoàng Tiến Tựu khi nói về tính chất phức tạp của mối quan hệ giữa các thể loại truyện dân gian cũng đã lấy ví dụ về việc có những motif thần thoại đi qua sử thi hoặc truyền thuyết để vào truyện cổ tích). Sự phân biệt nằm ở nhận thức về mối quan hệ của tác phẩm này với hiện thực - nếu truyện cổ tích được xem là hư cấu thì ngược lại, sử thi được tin là chứa đựng lịch sử trong một giai đoạn xa xưa của cộng đồng. Người Bahnar coi nhiều nhân vật trong h’mon là tổ tiên, có nghĩa họ không nhìn nhận các truyện kể đó như sáng tác nghệ thuật đơn thuần.

2 Nhận định của nhiều người về sự tồn tại của một “bộ” sử thi Bahnar đã dẫn đến sự xuất hiện vào năm 2009 một bài viết có tên “Sử thi Bahnar là sử thi gì?” trên Tạp chí Văn hoá dân gian [119]. Từ việc quan

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 30)