Tất nhiên, không phải hộ gia đình nào cũng gia nhập hợp tác xã hay các tập đồn sản xuất và có hộ sau một thời gian gia nhập các tổ chức này lại rời khỏi chúng, ngoài ra cũng có những tổ chức kinh tế tập thể mang

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 106 - 109)

thời gian gia nhập các tổ chức này lại rời khỏi chúng, ngồi ra cũng có những tổ chức kinh tế tập thể mang tính hình thức nhiều hơn.

“thống nhất có tính bản chất” của tập thể người, tức cái mà ta có thể nhận thấy là đặc trưng của kiểu cộng đồng này.

Đồng thời, chúng ta cũng có thể nhắc đến chủ trương tiến hành song song ba cuộc cách mạng ở Tây Nguyên trong thời kì đang bàn, mà hệ quả của nó đối với sử thi là rất rõ rệt. Cùng với cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất và về khoa học - kĩ thuật, cuộc cách mạng về tư tưởng văn hoá đã “dọn dẹp” đáng kể thế giới quan đa thần nơi đây.

Như vẫn biết, người dân Tây Nguyên vốn có niềm tin lâu đời vào các lực lượng siêu tự nhiên:

Mỗi làng có vị thần bảo vệ của làng; mỗi gia đình, mỗi cá nhân có vị thần bản mệnh. Mỗi hành vi trong xã hội, của cộng đồng hay của bản thân, đều được hiểu là bị chi phối bởi các lực lượng siêu nhiên. Quá trình sản xuất hàng năm đồng thời cũng là quá trình cúng bái, cầu xin thần linh một vụ mùa bội thu. Đời một con người, may có, rủi có, là do vơ số các thần linh, ma quỷ tác động. Của cải vật chất, một phần lớn lương thực làm ra, hầu hết các gia cầm, gia súc, đều đem chi phí cho các cuộc cúng tế của làng xóm, của gia đình, của bản thân. (...). Con người chăm lo cho cuộc sống bên kia thế giới nhiều hơn cho cuộc sống thực ở trần gian [125, tr. 54]. Tơ Ngọc Thanh đã giải thích một cách cụ thể và rất hợp lí về điều này từ trường hợp người Bahnar:

Chủ thể sáng tạo của sử thi là những nông dân nơng nghiệp cơ bắp với trình độ chọc lỗ tra hạt, canh tác độc canh lúa trên nương rẫy, trong vùng rừng rậm nhiệt đới thuộc khu vực gió mùa. Việc canh tác của họ hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên. (...). Vì thế, đối với đồng bào, rừng rậm nhiệt đới nơi “bộ gan rừng” (klơm

bri) ngự trị, những yếu tố khí hậu như mưa gió, sấm chớp v.v... nơi

các Bok Yang cai quản (Bok Kei Dei, Bok Phu Dei, Bok Rok, Bok

Set, Bok Vet, Bok Tang, Klang Inh, Kling Klo), không chỉ là đối

tượng khai thác mà là một thế lực to lớn, cung cấp và quyết định cuộc sống của con người. Con người nhân hoá chúng để đối thoại, cầu xin, đổi chác thông qua hiến sinh và biết ơn chúng khi những yêu cầu về người yên vật thịnh của họ được đáp ứng. Mặt khác, về phía mình, con người cố gắng có những ứng xử sao cho vừa lòng chúng và cam chịu khi bị chúng trừng phạt thông qua những thiên tai dịch họa. Mối quan hệ vừa được trình bày tóm tắt chính là cơ sở xã hội cho một trạng huống nửa hư, nửa thực khiến cho cuộc sống thấm đẫm tính chất huyền thoại [96, tr. 202].

Tuy nhiên, với quan điểm bài trừ mê tín dị đoan, cuộc cách mạng tư tưởng - văn hoá đã vận động đồng bào từ bỏ những phong tục gắn với tín ngưỡng cổ truyền, bao gồm cả hủ tục (trừ “ma lai”, trả nợ máu, quàn tử thi lâu ngày trong nhà, đẻ ngồi rừng, chơn treo...) và cả những cái không phải là hủ tục, nhưng gây lãng phí. Mà lẽ tất yếu, một khi tư duy huyền thoại của người dân khơng cịn, sử thi cũng khơng có cơ hội để sống. Mặc dù một đối tượng phỏng vấn của chúng tơi, cũng là người đã có thời gian làm việc trên cương vị lãnh đạo của Sở Văn hóa thơng tin Gia Lai - Kon Tum giai đoạn này, khẳng định ngành văn hóa sở tại đương thời đã có nhiều nỗ lực để bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trong đó có việc tổ chức hội diễn hàng năm cấp huyện và xã để phát hiện các nghệ nhân cũng như các sáng tác dân ca - dân vũ truyền thống của địa phương (bao gồm cả sử thi), người viết luận án vẫn cho rằng cơ sở của những hình thức nghệ thuật có mối quan hệ đặc biệt với tín ngưỡng như sử thi không thể tồn tại khi cái thiêng đã được giải.

Xin nói thêm, Nguyễn Thị Hồ, trong một báo cáo khoa học, đã nhìn nhận tình trạng kinh tế nghèo nàn sau giải phóng là nguyên nhân khiến đồng bào Tây Nguyên thiếu điều kiện để phát huy các loại hình sinh hoạt văn hố truyền thống, trong đó có sử thi [39, tr. 242]. Chúng tơi khơng đồng tình với quan điểm này. Nghèo khơng phải là lí do để sử thi tàn lụi trong đời sống của người dân, vì hoạt động diễn xướng sử thi khơng nhất thiết gắn với sự tốn kém. Mức độ tồn tại “yếu ớt, què quặt” của sử thi mà tác giả nói tới chỉ có thể là kết quả của việc mơi trường kinh tế - xã hội thích hợp với chúng đã khơng cịn.

Bên cạnh đó, cùng với và để tiến hành việc cải tạo quan hệ sản xuất của Tây Nguyên, Nhà nước đã thực hiện chủ trương đưa dân cư với số lượng lớn từ đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ và miền núi phía Bắc tới lao động tại các đơn vị kinh tế quốc doanh (nông, lâm trường). Mặt khác, một luồng di dân tự phát không nhỏ từ các khu vực trên cũng dần hình thành. Nói chung, chiếm bộ phận đáng kể trong số nhân khẩu nhập cư vào Tây Nguyên là người dân của đồng bằng sông Hồng1. Trong các năm 1976 - 1982, dân số Tây Nguyên đã tăng từ 1.225.904 người lên 1.681.900 người (trung bình 7,6 vạn mỗi năm, tỉ lệ xấp xỉ 6%) [104, tr. 225], mà chủ yếu là tăng cơ học. Trong số gần 81 vạn nhân khẩu gia tăng từ năm 1976 đến 1986, có tới hơn 46 vạn là dân nhập cư, thậm chí có nơi số này lên đến 2/3 như Đắc Lắc [21, tr. 39]. Người nhập cư bao gồm đủ các thành phần dân tộc, đông nhất là người Việt - tính đến năm 1979, người Việt chiếm tới 56% dân số ở đây, trong khi con số tương ứng thời Pháp thuộc chỉ là 5% [125, tr. 227]2. Điều đó đã làm xáo trộn rất đáng kể, thậm chí rung chuyển đời sống văn hoá của các dân tộc tại chỗ, vì kết quả tất

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w