đại” như là hai dạng tập hợp con người thành xã hội: một dạng tập hợp mang tính chất cộng đồng còn một dạng thì không. Dạng thứ nhất có kích thước nhỏ, ít biến đổi, trong đó giao tiếp xã hội được thực hiện thông qua cá nhân chứ không qua hệ thống quy tắc và quan hệ chủ đạo giữa các cá nhân là quan hệ trực tiếp chứ không qua bộ máy hành chính (Dẫn theo Chu Xuân Diên [14, tr. 277]). Chúng tôi cho rằng, đặc điểm này (của dạng thứ nhất) thể hiện rất rõ ở những xã hội chưa chuyên môn hóa.
những đội quân của hai vùng đất được gọi là “đầu” và “cuối” sông. Một số xung đột được giải quyết tương đối nhanh gọn, như trong h’mon Giông cứu đói dân làng mọi nơi, Giông dẫn các cô gái đi xúc cá..., nhưng nhiều hơn là
những trận đấu dữ dội kéo dài tới vài ba mùa trăng, như ở các h’mon Giông
đánh hạ nguồn cứu dân làng, Giông đạp đổ núi đá cao ngất, Giông giết sư tử cứu làng Set, Giông làm nhà mồ, Giông lấy khiên đao của Bok Kei Dei… Sự
chuẩn bị của cộng đồng là khá kĩ lưỡng cho những cuộc giao tranh huy động lực lượng lớn - dưới sự điều hành của các thủ lĩnh quân sự, buôn làng luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu với “bảy vòng rào sắt, tám vòng rào đá”, mỗi vòng “đều có đường hầm chạy quanh, có chông cắm chĩa ra phía trước, có lối đi tuần tra, có nơi nấp bắn, lại có giàn chông treo cao”, trai tráng thì “đeo kiếm, cầm khiên” đứng gác trước cổng…, điều mà ta dễ thấy trong nhiều
h’mon như Set xuống đồng bằng thăm bạn, Chàng Kơ Tam Gring Mah, Giông đánh hạ nguồn cứu dân làng... Sự tham gia của thần linh vào bức tranh
chiến trận nhìn chung không thường xuyên và nếu có cũng không trực tiếp, trong khi đó vai trò của bản thân con người là đáng kể.
Có thể thấy đề tài xung đột quân sự trong h’mon đã phản ánh hiện thực
lịch sử của người Bahnar, tuy không trực tiếp mà ít nhiều khúc xạ qua lăng kính của tư duy nghệ thuật dân gian.
Trước hết, về nguyên nhân chiến trận. Làng Bahnar xưa vốn là đơn vị xã hội độc lập. Những ảnh hưởng của các thế lực chính trị - quân sự trong lịch sử từ sau thiên niên kỉ thứ nhất, nói chính xác, cũng chưa làm chuyển động nền tảng xã hội của chúng. Công xã Bahnar về cơ bản vẫn giữ được sự tự trị và cái quá khứ “khét mùi chinh chiến” rất phù hợp để sử thi Bahnar ra đời, mà có tác giả đã nhận xét một cách hình ảnh, chủ yếu là giữa các làng