Ví dụ: Phan Đăng Nhật [78, tr 05], Tô Ngọc Thanh [96, tr 05].

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 133 - 135)

Nhận định của Marx (con người hiện đại yêu thích những sáng tác nghệ thuật trong thời kì thơ ấu của nhân loại giống như người lớn yêu thích sự ngây thơ của trẻ con) cần phải được đặt vào văn cảnh cụ thể để xem xét. Lúc đó, theo những gì T. Eagleton đã chỉ ra một cách xác đáng, nó hoàn toàn không mang tinh thần mà lâu nay chúng ta vẫn hiểu, tuy không “vô lí” hay “khập khiễng” như phê phán của một số nhà bình luận thiếu đồng cảm:

Marx lập luận rằng người Hi Lạp có thể tạo ra nền nghệ thuật vĩ đại không phải là mặc dầu mà là bởi vì trạng thái xã hội chưa phát triển của họ. Trong những xã hội cổ xưa, những xã hội vẫn chưa trải qua “sự phân công lao động” mang tính tách biệt như trong chủ nghĩa tư bản, sự lấn át “chất lượng” bởi “số lượng”, cái nảy sinh như là kết quả của sản phẩm mang tính hàng hóa và sự phát triển liên tục không ngừng của những lực lượng sản xuất, thì, một “phạm vi” nào đó hay là sự hài hòa có thể đạt được giữa con người và Tự nhiên, một sự hài hòa phụ thuộc chặt chẽ vào nhu cầu tự nhiên bị hạn chế của xã hội Hi Lạp. Thế giới “có tính trẻ thơ” đó của người Hi Lạp rất hấp dẫn bởi nó phồn thịnh trong những giới hạn có mức độ xác định - những phạm vi và giới hạn bị gạt ra ngoài một cách tàn bạo bởi xã hội tư sản với nhu cầu vô hạn trong việc sản xuất và tiêu thụ. Về mặt lịch sử, lẽ tất yếu cái xã hội hẹp hòi này sẽ bị phá bỏ khi các lực lượng sản xuất lớn mạnh vượt ra ngoài những giới hạn của nó; nhưng khi Marx nói “(đang) cố gắng để tái tạo sự thực của nó ở một trình độ cao hơn”, rõ ràng là ông đang nói về xã hội cộng sản của tương lai...” [28, tr. 39 - 40].

Như vậy, trong vấn đề này, Marx vẫn muốn đề cập đến một sự thống

nhất giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Không có ngoại lệ nào được

ông đưa ra. Đây chính là cơ sở cho sự phản biện của chúng tôi đối với việc ứng dụng quan điểm của Marx ở không ít người nghiên cứu sử thi Tây Nguyên

nói riêng và Việt Nam nói chung, những người cho rằng sử thi - với tất cả tính chất vốn có của nó - vẫn có thể tiếp tục tồn tại trong xã hội đương đại.

Giữa bối cảnh những điều kiện lịch sử thích hợp cho sự tồn tại của sử thi Tây Nguyên nói chung và sử thi Bahnar nói riêng trên thực tế không còn, nỗ lực khôi phục hoạt động diễn xướng với những thuộc tính bản chất của nó trong đời sống cộng đồng của cư dân tại chỗ từ phía những người làm công tác văn hóa đã không thành công. Sự khác biệt trong cách nhìn nhận về giá trị sử thi Tây Nguyên giữa những người làm công tác văn hoá với chủ thể của nó hiện nay chính là một lí do quan trọng.

Thứ hai, về bảo tồn tĩnh.

Nếu việc bảo tồn động đối với sử thi Bahnar chủ yếu phụ thuộc vào chủ thể của di sản thì những hoạt động bảo tồn tĩnh (sưu tầm, biên soạn, xuất bản dưới dạng sách và băng đĩa, giới thiệu trong và ngoài nước, phổ biến trên đài truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng, đưa vào sách giáo khoa và chương trình giảng dạy...), ngược lại, chủ yếu phụ thuộc vào những người làm công tác văn hoá, bao gồm các đối tượng như chúng tôi đã xác định.

Ở đây, chúng tôi sẽ tập trung đề cập đến việc sưu tầm tư liệu, hình thức bảo tồn tĩnh sử thi Bahnar quan trọng nhất cho đến nay.

Sử thi Bahnar những năm qua được sưu tầm bởi 1) những người sưu tầm tự do, 2) những cán bộ của Sở Văn hóa thông tin1 địa phương, và 3) những người tham gia Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất

bản kho tàng sử thi Tây Nguyên (2001 - 2007).

Về nhóm thứ nhất, những người sưu tầm tự do. Có thể là nhà nghiên cứu hoặc không, họ sưu tầm sử thi Bahnar xuất phát từ sở thích hoặc nhu cầu cá nhân. Những công trình của Phan Thị Hồng và Hà Giao thuộc loại này -

Giông nghèo tám vợ, Tre Vắt ghen ghét Giông và Giớ dòi, Giông đi săn của

Phan Thị Hồng được Nxb. Văn hóa dân tộc công bố vào các năm 1996 và

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 133 - 135)