Nhà công cộng của người Bahnar ln là cơng trình kiến trúc lớn nhất làng.

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 100 - 101)

thuật hiện đại đã “đánh mất” và nay đang “có khuynh hướng tìm trở lại” [102, tr. 255].2

Sau nữa, Tây Nguyên, nơi người Bahnar đã sinh sống trong nhiều thiên niên kỉ, là vùng đất có lịch sử đặc biệt. Vào thời điểm cách đây khoảng 2000 năm, khi các dân tộc Đơng Nam Á nhìn chung bắt đầu có sự tiếp xúc hoặc với thế giới Ấn Độ hoặc với thế giới Trung Hoa, thì ở bán đảo Đơng Dương, các tộc người Tây Ngun “hầu như cịn đứng ngồi” ảnh hưởng của chúng, và sự phát triển tương đối biệt lập với đặc điểm phi Hoa phi Ấn trong nhiều thế kỉ

đã dẫn đến một hệ quả là họ vẫn còn “bảo lưu khá nguyên vẹn văn hố truyền thống của mình, một nền văn hố ít nhiều cho ta thấy nguyên bản văn hoá bản địa Đông Nam Á cổ đại trước khi tiếp xúc với hai nền văn hoá láng giềng kể trên” [102, tr. 248]. Đó chính là bối cảnh để h’mon của người Bahnar xuất hiện và tồn tại dưới dạng sử thi sống cho đến gần đây - những áng sử thi cổ sơ rất tiêu biểu.

Sử thi Bahnar, có thể nói, đã được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế kỉ này sang thế kỉ khác trong một xã hội phù hợp với nó, một xã hội về cơ bản luôn giữ được nền tảng tự trị trên thực tế qua sự bền vững của tổ chức cơng xã dù có nằm trong phạm vi ảnh hưởng về mặt hình thức của thế lực chính trị - quân sự nào.

Điều đó cũng diễn ra ngay cả khi vùng đất của người Bahnar trở thành vùng Pháp thuộc vào đầu thế kỉ XX.

Thời Pháp thuộc, người Tây Ngun vẫn sống trong mơi trường khá khép kín của mình và xã hội nói chung chưa có biến động gì lớn: “Sinh hoạt văn hố ở nhiều phương diện vẫn hiện hữu theo kiểu cổ xưa. Và sử thi vẫn đang tồn tại nơi đây như một loại hình nghệ thuật đặc sắc của cư dân theo tín

Một phần của tài liệu Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại luận án tiến sỹ (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w